CHÁU ÔNG RAMEAU - Trang 145

khác, trong đó có Diderot - tin vào sức mạnh của giáo dục để cải tạo con
người và xã hội, để phát triển toàn diện tính cách và mang lại ý nghĩa cho
cuộc sống. Nhưng, Rameau cười nhạo và cho rằng giáo dục thực chất chỉ là
trò học gạo. Trong xã hội hiện đại, người ta đâu thực sự quan tâm đến việc
học; điều họ muốn học là những kĩ năng, những mánh lới để kiếm tiền và
thăng tiến nghề nghiệp. Giáo dục trở thành dạy nghề để cung ứng nguồn
nhân lực hơn là để tạo ra một thế giới nhân đạo hơn và hợp lí tính hơn.
Rameau, trong bối cảnh ấy, sa đọa thành một tay lưu manh chính hiệu, một
“chân tiểu nhân” có cái nhìn khinh bỉ đối với mọi thứ “ngụy quân tử” xung
quanh mình; và chính những hoài bão, lương tri và tài năng không được thi
thố của mình đã làm cho anh ta tha hóa, tức trở thành xa lạ với xã hội anh
ta đang sống. Trong khi đó, Tôi hay nhân vật Triết gia hầu như đứng bên lề,
đặt cho Rameau những câu hỏi ngây thơ từ vị trí cao đạo của một kẻ bề trên
hạ cố và thương hại cho sự sa đọa về luân lí và nhân cách của Rameau. Sự
đối lập này làm Hegel thích thú. Ông gọi loại ý thức của triết gia là “ý thức
ngay thật, thẳng đuột” (“Tôi: Tôi là một người thật thà, ngay thẳng và
những nguyên tắc của anh bạn không phải là những nguyên tắc của tôi”;
“tôi là một người thật thà chất phác, mong anh bạn nói với tôi một cách
chân phương hơn và đừng dùng đến nghệ thuật của anh bạn”). Ngược lại, ý
thức của Rameau là ý thức bị giằng xé, đổ vỡ, một ý thức đã từng trải, “đã
nhìn thấu hết” (hindurchgesehen) hiện thực bên ngoài đúng như chúng
trong sự thực. Trong khi sự ngây thơ, tĩnh tại của phong cách trước chỉ có
thể phát ngôn theo kiểu đơn âm thì phong cách sau - đã trải nghiệm sự
giằng xé của thế giới văn hóa bị tha hóa - là đa âm, có thể dệt nên cả một
diễn từ đầy màu sắc và cung bậc. Nó nói lên được sự đảo điên tuyệt đối,
phổ biến giữa thực tại và tư tưởng, giữa danhthực cũng như sự xa lạ, tha
hóa giữa chúng với nhau. Vì thế, ngôn ngữ của sự giằng xé, đổ vỡ là có tính
phá hủy, phân hóa mọi sự, cho thấy mọi giá trị đều bị xáo trộn, biến đổi,
“cá mè một lứa”. Ngôn ngữ trào phúng sắc bén (geistreich) ấy của phong
cách sau (cũng như của bản thân tác phẩm như một sản phẩm của thời đại)
được Hegel gọi là sự “thức nhận” (Einsicht), vừa là tiền đề vừa là kết quả
của phong trào Khai sáng. Nói cách khác, bây giờ, con người có thể hiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.