CHÁU ÔNG RAMEAU - Trang 146

quyền lực nhà nước và quyền lực kinh tế (vốn xa lạ và đầy quyền uy trước
đây) như là những hiện tượng giống như những hiện tượng khác trong thế
giới

[237]

, tức chúng cũng phải phục tùng các quy luật, cũng là những thực

thể có mâu thuẫn nội tại (vừa tốt vừa xấu, vừa cao cả vừa thấp hèn...),
nghĩa là, chúng cũng hữu tận và sẽ phải tiêu vong. Vì thế, như đã nói, theo
Hegel, giải pháp bước đầu để đi tới sự khắc phục tha hóa không phải là
đồng nhất hóa trực tiếp với bản thể xã hội mà là tăng cường sự tha hóa
bằng ý thức sắc sảo như hình tượng của Rameau. Hegel có cái nhìn lạc
quan: ... “Chỉ với tư cách là Tự-ý thức phẫn nộ, nổi loạn, Tự ngã mới nhận
biết về tình trạng tự giằng xé, đổ vỡ của chính mình; và ngay trong sự thức
nhận ấy, thực tế Tự ngã đã tự nâng mình lên khỏi tình trạng ấy” (Sđd,
§526). Vì theo Hegel, “có ý thức tự giác về tình trạng bị giằng xé, đổ vỡ
của chính mình và tự mình phát biểu công khai ra điều ấy chính là, tiếng
cười chế nhạo dành cho sự hiện hữu, cho sự hỗn loạn của cái toàn bộ, cũng
như cho chính mình”... (§525).

4. Ta có quyền chia sẻ sự lạc quan cùng với Hegel cũng như có quyền

nghi ngờ sự lạc quan ấy. Quả thật, hình tượng của Rameau tập hợp tất cả
những gì đã bị khái niệm lí tính đang vươn lên vị trí thống trị của thời Khai
sáng tìm cách đẩy lùi: kinh nghiệm cảm tính, những đam mê và dục vọng,
những kinh nghiệm thẩm mĩ theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Bản thân việc
Diderot không công bố tác phẩm của mình trong lúc sinh thời có thể là do
ông không muốn cung cấp thêm đạn dược cho những đối thủ phản-khai
sáng, chống lại sự tiến bộ, lí tính và sự khoan dung. Ông đã bàn đến những
vấn đề “nhạy cảm” đi ngược lại với lí tưởng và tinh thần lạc quan của
phong trào Khai sáng. Trong chừng mực đó, Cháu ông Rameau có thể được
xem là sự tự-phê phán đầu tiên của Khai sáng, nhất là đối với quan niệm
cho rằng một hệ thống xã hội vẫn có thể gặt hái được nhiều thành công và
cả sự lương thiện, liêm khiết cho dù trong lòng nó chứa đầy những bọn đạo
đức giả, vô lại. Dựa theo một cách nói của Hegel, ta có thể thấy rằng sau
thời kì đầu tiên đầy tính sử thi hào hùng của phong trào Khai sáng, Diderot
(và các “philosophes” - danh xưng tiêu biểu cho những nhà triết học duy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.