Duni (1709-1775): Nhạc sĩ Italia, định cư ở Paris từ năm 1756,
được các triết gia ưu ái trong một thời gian.
Hai nhạc điệu của nhân vật lão keo kiệt Sordide trong Đảo các hề
điên (L’Ile des fous, 1760) của Duni.
Hai nhạc điệu của Philidor (1726-1795): cô gái van nài trong
Người làm vườn và ông chủ (Le Jardinier et son seigneur, 1761), và chàng
trai cảm thấy mình chết đến nơi trong Anh thợ đóng móng ngựa (Le
Maréchal-ferrant, 1761).
Tiếng latin trong nguyên văn, có nghĩa: “Thanh điệu là căn
nguyên của âm nhạc”.
Récitatif: Khúc hát nói; hát như nói; tạm dịch là diễn xướng.
Lulli (1632-1687), Campra (1660-1744), Destouches (1672-
1749), Mouret (1682-1738), cũng như sau đó là J-P. Rameau là các nhạc sĩ
chú trọng đến mặt kĩ xảo, ít được các triết gia hoan nghênh.
Serva Padrona (1731) và Tracollo (1734) là hai tác phẩm của
nhạc sĩ chết trẻ người Italia Jean-Baptiste Pergolèse (1710-1736). Đoàn
nghệ sĩ Italia “Những gã hài hước” (Les Bouffons) đến Paris từ 1752 đến
1754, gây nên cuộc tranh cãi dữ dội giữa những người bảo vệ truyền thống
Pháp và khuynh hướng nhạc Italia mới này.
Tancrède và Châu Âu hào hoa (L’Europe galante) là các tác phẩm
của Campra, Issé là của Destouches; Quốc gia Ấn Độ, Castor và Các tài
năng trữ tình (Les Talents lyriques) là của J-P. Rameau.
Armide: Bi nhạc kịch của Quinault và Lulli (1686), luôn luôn
được hoan nghênh trong những năm 1760.