TÔI
Tôi đưa vào ngữ pháp, thần thoại, lịch sử, địa lí, một ít hội họa và rất
nhiều luân lí.
HẮN
Chắc là tôi sẽ vô cùng dễ dàng chứng minh để ông thấy tất cả những
kiến thức ấy đều vô dụng, trong một thế giới như thế giới chúng ta đang
sống đây, tôi nói thế nào nhỉ, vô dụng, có thể là nguy hiểm. Nhưng lúc này,
tôi sẽ xoay vào một vấn đề; chẳng lẽ không cần đến một hoặc hai thầy giáo
để dạy cô ta?
TÔI
Cố nhiên là cần.
HẮN
A, vấn đề lại là ở đấy. Thế các thầy giáo đó, ông hi vọng là họ sẽ biết
ngữ pháp, thần thoại, lịch sử, địa lí, luân lí để đem ra giảng bài cho con ông
ư? Hão huyền, ông thầy thân mến của tôi ơi, hão huyền. Nếu họ nắm được
các điều ấy đủ để giảng dạy, họ sẽ không đem ra giảng dạy đâu.
TÔI
Tại sao cơ?
HẮN
Là vì có lẽ họ phải để cả đời để nghiên cứu các vấn đề ấy. Cần phải
sâu sắc trong nghệ thuật hay trong khoa học, mới nắm được các yếu tố cơ
bản. Các công trình giáo khoa chỉ có thể được biên soạn tốt bởi những
người đã cặm cụi già đời. Chính khúc giữa và đoạn cuối làm sáng tỏ những
cái tối tăm của phần mở đầu. Ông cứ hỏi ông D’Alembert
, bạn ông,