sau, ông viết Lịch sử và bí mật của hội họa bằng sáp (Histoire et secret de
la peinture de cire). Tuy nhiên, ông chỉ thực sự bị lôi cuốn vào nghệ thuật
tạo hình từ khi nhận lời mời của Grimm tham gia viết các bài phê bình hội
họa cho Thư tín văn học, triết học và phê bình (Correspondance littéraire,
philosophique et critique). Ở Pháp, việc trưng bày các tác phẩm hội họa có
truyền thống từ lâu. Cuộc triển lãm đầu tiên được tổ chức năm 1673 tại
Hoàng-Cung
. Cuộc triển lãm thứ hai diễn ra hai mươi sáu năm sau tại
cung điện Louvre. Rồi bẵng đi đến 1737 mới lại có triển lãm. Cho tới 1745,
triển lãm được tổ chức hằng năm, sau đó điều chỉnh lại cứ hai năm một lần.
Diderot cho đăng trong Thư tín... các bài phê bình đều đặn những cuộc triển
lãm nói trên, về sau được tập hợp lại thành Các phòng triển lãm (Salons,
1759-81). Theo R. Desné, cũng chính Diderot là người đã viết các bài phê
bình hội họa của cả những cuộc triển lãm năm 1755 và 1757, chứ không
phải chỉ từ 1759 trở đi. In kèm theo Phòng triển lãm năm 1765 là Những
tuỳ bút về hội họa
(Essais sur la Peinture), công trình nghiên cứu quan
trọng của ông trong lĩnh vực này. Tất cả gồm bảy tuỳ bút liên kết với nhau
thành hệ thống chặt chẽ. Sau công trình đó, Diderot còn viết Những suy
nghĩ tản mạn về hội họa, điêu khắc, kiến trúc và thơ ca (Pensées détachées
sur la Peinture, la Sculpture, l’Architecture et la Poésie) in năm 1787, một
tác phẩm có hình thức đặc biệt và nội dung không kém phần sắc sảo.
Càng đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu và phê bình nghệ thuật, Diderot
càng chú ý đến công việc “bếp núc” của nghề nghiệp. Ông không chỉ xem
tranh trong các phòng triển lãm mà còn năng lui tới xưởng vẽ của các họa
sĩ có tên tuổi như Chardin (1699-1779), Greuze (1725-1805)... Tình bạn
giữa ông với nhà điêu khắc Falconet (1716- 1791) cũng thật đặc biệt. Hai
mươi lăm lá thư trao đổi giữa Diderot và Falconet gần đây được tập hợp
thành cuốn Phải và Trái (Le Pour et le Contre).
Những bài viết của Diderot liên quan đến âm nhạc không nhiều nhưng
đủ chứng tỏ mức quan tâm của ông đến khía cạnh “kĩ thuật” của âm nhạc,