CHÁU ÔNG RAMEAU - Trang 7

Tiếng tăm Diderot nhanh chóng vượt ra ngoài biên giới nước Pháp.

Vừa khâm phục tài năng, vừa hiểu rõ tình cảnh túng quẫn của ông, Nữ
hoàng Nga Êkatêrina II giúp đỡ bằng cách mua lại thư viện của ông ở Paris,
vẫn để thư viện ở nơi cũ và “giao” cho ông trông coi đến trọn đời với đồng
lương rất hậu. Năm 1773, Nữ hoàng còn mời nhà triết học sang thăm nước
Nga. Cuối 1774, ông trở về nước.

Những năm cuối đời, Diderot vẫn tiếp tục viết, song các tác phẩm của

ông thời kì này không quan trọng lắm: Trò chuyện với Thống chế phu nhân
(1776), Luận về các triều đại của Claude và Néron (Essai sur les Règnes de
Claude et de Néron, 1778). Ông mất tại Paris.

•••

Cháu ông Rameau bắt đầu được sáng tác vào khoảng 1761, nhưng mãi

đến 1779 mới hoàn thành, là một thể nghiệm táo bạo của Diderot tiếp tục
tìm tòi nội dung và hình thức mới của tiểu thuyết. Đó là “kiệt tác duy nhất”
theo chữ dùng của Marx (1818-1883), và là “kiệt tác về mặt biện chứng”
theo đánh giá của Engels (1820-1895).

Cháu ông Rameau là một người có thật, tên là Jean-François Rameau,

cháu gọi nhạc sĩ nổi tiếng Jean-Philippe Rameau (1683-1764) là bác ruột.
J-F. Rameau kém Diderot vài tuổi. Hắn vốn là một gã đê tiện, sống cuộc
đời ăn bám bằng cách nịnh hót hoặc làm trò hề mua vui cho những kẻ có
tiền bạc và đến năm 1771 thì chết trong một nhà tế bần dành cho những kẻ
vô gia cư.

Tiểu thuyết viết theo hình thức đối thoại giữa “Tôi” và “Hắn” trong

tiệm giải khát La Régence ở gần Hoàng-Cung, vào một buổi chiều, bên
cạnh những người đang chơi cờ. Nếu như đối thoại choán gần hết từ đầu
đến cuối trong Ý kiến ngược đời về diễn viên, chỉ mãi đến khi gần kết thúc
mớỉ xuất hiện vai trò của người kể chuyện, thì ở Cháu ông Rameau, người
kể chuyện xuất hiện nhiều hơn. Tác phẩm mở đầu bằng lời của người kể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.