gia, nhưng không nhất thiết là triết gia Diderot. Tác giả chắc đã nhìn thấy
trong số phận Rameau những nét đặc biệt của thời đại ông và từ nguyên
mẫu đó xây dựng nên một nhân vật có tính khái quát xã hội.
Lại có ý kiến cho rằng anh chàng ăn bám Rameau sống một thời gian
quanh quẩn gần Hoàng-Cung, nên Diderot thỉnh thoảng gặp hắn ta, nhưng
không hề diễn ra cuộc trò chuyện giữa hai người trong tiệm giải khát La
Régence. Đây chỉ là tác phẩm hoàn toàn hư cấu.
Đoạn mở đầu tác phẩm đã dẫn ra trên kia đặc biệt có ý nghĩa. Người
kể chuyện có thói quen dạo chơi một mình, mơ mộng một mình và trò
chuyện cũng với chính bản thân mình chiều chiều ở Hoàng-Cung. Vậy
“Tôi” và “Hắn” ở đây cũng chỉ là hiện tượng lưỡng hóa nghệ thuật như
biện pháp lưỡng hóa được sử dụng trong Ý kiến ngược đời về diễn viên mà
thôi. Thực chất của những “đối thoại” này là “độc thoại”, hay đúng hơn là
“độc thoại nội tâm” phơi bày lên trang giấy những suy tư trăn trở miên man
của bản thân, mong đi tới chân lí. Jean-Marie Goulemot so sánh chức năng
của đối thoại ở đây với phép đỡ đẻ (maieutique), hiểu theo nghĩa phương
pháp gợi hỏi của Socrate (470-399 TCN) nhằm hướng dẫn tìm ra chân lí
còn đang thai nghén tiềm tàng ngay trong bản thân Diderot.
Rameau, nhân vật chính của tiểu thuyết này, có thể nói hoàn toàn có
thật mà cũng hoàn toàn hư cấu. Hắn có thể nhận ra chân dung của mình qua
những dòng sau đây: “Chẳng có gì khác với hắn hơn là chính bản thân hắn.
Đôi khi, hắn gầy gò và xanh xao như một người ốm sức tàn lực kiệt; ta như
đếm được qua hai bên má những chiếc răng của hắn. Ta tưởng đâu hắn đã
nhiều ngày chẳng ăn uống gì, hoặc là hắn vừa ra khỏi tu viện dòng Trappe.
Đến tháng sau hắn lại béo mập và đẫy đà như thể hắn chưa từng rời bàn ăn
của một nhà tài chính, hoặc là hắn bị lưu giữ trong một tu viện dòng thánh
Bernard. Hôm nay ăn mặc bẩn thỉu, quần áo rách bươm, vá chằng vá đụp,
hầu như giày dép chẳng có, hắn cúi gầm mặt xuống mà đi, lén la lén lút,
khiến người ta như chỉ muốn gọi hắn để bố thí cho hắn. Hôm sau, đầu tóc