chuyện: “Dù đẹp trời hay thời tiết xấu, tôi có thói quen cứ đến năm giờ
chiều đi dạo ở Hoàng-Cung. Thiên hạ luôn thấy tôi chỉ ngồi một mình, mơ
mộng trên chiếc ghế dài ở Àrgenson
. Tôi trò chuyện với bản thân tôi về
chính trị, về tình yêu, về thị hiếu và về triết học. Tôi mặc cho đầu óc tôi tha
hồ bông lông...” Tiếp đó câu chuyện giữa “Tôi” và “Hắn” hơn hai chục lần
bị ngắt quãng bởỉ lời của người kể chuyện, đó thường là những đoạn ngắn
với lối văn tự sự, kể chuyện ở ngôi thứ ba.
Khác với mối quan hệ giữa người kể chuyện và “Người trò chuyện thứ
nhất” trong Ý kiến ngược đời về diễn viên, ở tiểu thuyết này, người kể
chuyện và “Tôi” có thể xem là đồng nhất. Có nhiều dấu hiệu gắn bó hai
nhân vật ấy
với chính tác giả, chẳng hạn trong khi trò chuyện, “Hắn”
thường xưng hô với “Tôi” là thưa ông triết gia... và nhiều chi tiết khác ám
chỉ đến quá khứ nghèo khổ của Diderot. Nhưng dẫu sao, trong khuôn khổ
của tiểu thuyết, không thể và không nên quá nhấn mạnh vào sự trùng khớp
này.
Trong cuộc trò chuyện ở Ý kiến ngược đời về diễn viên, “Người trò
chuyện thứ hai” thường nói ngắn, dường như chỉ đóng vai trò đưa đẩy cho
“Người trò chuyện thứ nhất” mà thôi. Đến Cháu ông Rameau, lời nói chủ
yếu thuộc về “Hắn”. Triết gia chủ yếu là gợi mở để cho “Hắn” nói, hoặc khi
thấy những quan niệm của hắn vô liêm sỉ quá, bắt buộc phải nói dài để
phản đối. Vì vậy, hầu như từ đầu đến cuối, ta chỉ nghe vang lên tiếng nói
của Rameau trình bày với triết gia về cuộc sống đê tiện của hắn, cùng với
những ý nghĩ, những quan niệm của hắn về xã hội và thế thái nhân tình.
Có tài liệu cho rằng cuộc trò chuyện giữa tác giả và cháu ông Rameau
(gọi tắt là Rameau) là có thật, nên có thể đồng nhất “Tôi” với Diderot và
“Hắn” với Jean-François. Ý kiến ấy không thỏa đáng. Một tác phẩm viết
trong gần hai mươi năm mới xong chắc chắn không phải chỉ là một cuốn kí
sự đơn thuần, một tập biên bản ghi lại trung thực sự việc xảy ra. “Hắn” có
nhiều khả năng không hoàn toàn là Jean-François, cũng như “Tôi” là triết