thủ đô Nairobi trở nên một thành phố lớn, rặng Ngong lẽ ra có thể trở thành
một vườn bách thú vô song của nó. Song trong những năm cuối tôi sống
trên đất châu Phi, cứ tới Chủ nhật là đám thị dân trẻ Nairobi nhao cả lên
núi, bằng xe gắn máy, và xả đạn vào mọi thứ bắt gặp, và tôi tin lũ đại thú
sẽ rời khỏi rặng núi, xuyên qua những dải đất sỏi đá mọc đầy bụi gai rậm
rạp hòng lánh về phía Nam.
Bạn có thể nhàn tản cất bước ngay trên sống núi hay tại bốn đỉnh; cỏ mọc
le te như trong vườn nhà; đây đó những tảng đá xám nhô lên phá vỡ mặt cỏ
xanh. chạy dọc sống núi; lên xuống bám theo nét lượn các đỉnh; tựa một vệt
chữ chi mờ mờ; là lối hẹp thú đi. Một sớm, trong dịp hạ trại qua đêm trên
núi; tôi leo lên đi dọc lối này và bắt gặp dấu chân cùng phân còn mới của
một bầy linh dương. Những con thú to lớn hiền lành ấy hẳn đã có mặt trên
sống núi buổi bình minh; nối nhau đi thành một hàng dài, và bạn chẳng thể
hình dung ra nguyên do nào khác ngoài việc chúng tới chỉ để ngó xuống
ngắm miền đất nằm trũng sâu hai bên sườn.
Đồn điền của tôi trồng cà phê. Vùng này hơi quá cao đối với cây cà phê; và
chăm cây cho sinh trưởng quả thật vô cùng gian nan; đồn điền chẳng bao
giờ giúp chúng tôi trở nên phong lưu cả. Vậy nhưng quản lí đồn điền cà phê
lại là một việc đầu tắt mặt tối; không lúc nào ngơi tay và luôn có chuyện
phải làm: nói chung bạn thường xuyên không đủ thời gian thực hiện mọi
công việc cho đúng tiến độ.
Giữa cái hoang vu; vô phép tắc khắp miền này, một vùng đất được quy
hoạch và trồng trọt quy củ nom thật thích mắt. Sau này, khi có dịp bay trên
bầu trời châu Phi; và đã quen thuộc hình ảnh đồn điền từ trên không; tôi
vẫn tràn trề thán phục mỗi khi ngắm mảnh đồn điền xanh thắm nằm giữa cả
miền xám xịt và tôi nhận ra tâm trí con người luôn khao khát các hình thù
cân đối biết nhường nào. Cả vùng Nairobi; nhất là ở mạn Bắc, đều có
khung cảnh tương tự; và đây là chốn cư ngụ của những con người dốc lòng
trăn trở, bàn bạc cho gieo trồng, chăm sóc hay thu hái cà phê; đêm xuống