thấy từ vài vị trí tại đồn điền khiến lòng tôi suy nghĩ vẩn vơ, nhớ về các đô
thị lớn châu Âu.
Dạo tôi mới tới châu Phi, ở đây chưa có ô tô, và chúng tôi hoặc cưỡi ngựa
hoặc ngồi bên trong cỗ xe đóng ba cặp la chạy xuống Nairobi rồi gửi ngựa
hay la ở khu chuồng của công ty Vận Tải Cao Nguyên. Suốt quãng thời
gian tôi sống ở xứ này, Nairobi là nơi pha tạp, với lác đác vài tòa dinh thự
mới tráng lệ bằng đá, mọi cửa hàng đều quây bằng tôn múi cũ nát, cùng các
văn phòng và nhà dân, hết thảy đều nằm sau những hàng dài bạch đàn trồng
dọc các con phố trơ trụi, bụi bặm. Trụ sở Tòa Án Tối Cao, Bộ Đảm Trách
Các Vấn Đề Dân Bản Xứ, và Cục Ihú Y là những ngôi nhà tồi tàn, và tôi rất
khâm phục công chức nơi đây, họ, ngay cả trong các nhiệm sở nhỏ hẹp,
nóng thiêu đốt và tối như hũ nút ấy, vẫn khả dĩ chu toàn chức phận được
giao.
Dẫu có thế Nairobi vẫn là chốn thị thành; tại đây bạn có thể mua sắm, nghe
được tin tức, ăn trưa hay tối ở các khách sạn hay khiêu vũ tại Câu lạc bộ.
Đây là chốn sôi động, vận động không ngừng nghỉ tựa dòng nước, vẫn tiếp
tục lớn lên như những gì non trẻ, mỗi năm mỗi thay da đổi thịt, thậm chí
chỉ sau một chuyến đi săn dài ngày. Dinh Toàn Quyền mới, một tòa nhà
thâm nghiêm mát rượi có phòng khiêu vũ tráng lệ cùng khu vườn xinh xắn
vừa được xây, mấy khách sạn lớn mọc lên, những ngày hội canh nông đầy
ấn tượng cùng các triển lãm hoa lộng lẫy được tổ chức, nhóm người được
gọi là giới thượng lưu của xứ thuộc địa chúng tôi lâu lâu lại khiến cả thành
phố sôi động bằng các màn kịch mê lô tiết tấu nhoáng nhoàng. Nairobi nói
với bạn rằng: “Cứ mặc sức tận hưởng ta và thời gian. Tuổi xuân chỉ đến có
một lần
- hãy cùng nhau
đạp qua mọi phép tắc và cứ vô độ đi”. Nhìn
chung tôi và Nairobi rất hợp, và một bận lúc đang lái xe qua thành phố tôi
thầm nghĩ: Thế giới của mình chẳng thể thiếu những con phố Nairobi.
So với khu phố người châu Âu, địa bàn cư ngụ của dân bản địa và người
nhập cư da màu rộng hơn nhiều.