chỉ huy của ngài thống chế, dưới nặng trịch các lớp lụa là, đồ trang sức
vàng ròng và hổ phách.
Trên khắp cả nước, thương lái hay đầu mối thu gom gia súc thường là dân
Somali. Để vận chuyển hàng hóa, làng họ nuôi nhiều giống lừa thân nhỏ,
lông xám. Tại đây tôi còn thấy cả lạc đà, thứ sản phẩm ngạo nghễ được sa
mạc tôi rèn, có thể đạp qua mọi gian khổ trần gian, giống như cây xương
rồng, giống như người Somali.
Dân Somali tự chuốc phiền bởi các hiềm thù sắc tộc tệ hại. Về mặt này, họ
cảm nhận và diễn dịch rất khác người. Farah thuộc bộ tộc Habr Yunis, bởi
thế trên phương diện cá nhân tôi đứng về phe này khi có xung đột. Có đận
trong trấn Somali đã nổ ra một trận chiến lớn đích thực giữa hai bộ tộc
Dulba Hantis và Habr Chaolo, với tiếng súng trường, các đám cháy, và cả
chục hay một tá người thiệt mạng trước khi chính phủ can thiệp. Farah có
người bạn trẻ cùng bộ tộc tên là Sayid, một thanh niên nhã nhặn từng ghé
đồn điền thăm Farah, vậy nên tôi lấy làm buồn khi nghe mấy cậu gia nhân
kể rằng trong dịp Sayid tới chơi một gia đình Habr Chaolo, có một người
của bộ tộc Dulba Hantis đang trong cơn tức khí đi ngang, bắn bừa hai phát
xuyên qua tường khiến anh này gãy chân. Tôi ngỏ ý chia buồn với Farah về
vận đen của bạn anh. “Chuyện gì? Sayid ấy hả?” Farah oán trách kêu lên.
“Vậy còn may chán đấy. Hà huống gì nó phải tới uống trà ở nhà một tên
Habr Chaolo?”
Người Ấn ở Nairobi chi phối khu vực buôn bán rộng lớn trong phố chợ,
còn mấy thương nhân hàng đầu của họ, Jevanjee, Suleiman Virjee, Allidina
Visram, thì sở hữu những biệt thự nhỏ ở ngay ngoại vi thành phố. Họ thảy
đều ưa các kiến trúc hay đồ vật bằng đá - cầu thang, lan can, lọ bình, được
cắt gọt khá vụng, giống những hình khối con trẻ ghép nên bằng thứ gạch đồ
chơi màu hồng, từ loại đá tương đối mềm ở xứ này. Thông minh, từng bôn
ba nhiều nơi, và rất bặt thiệp, họ thường tổ chức những buổi tiệc trà trong
vườn nhà, có phục vụ bánh pastry Ấn được làm theo kiểu riêng của mấy
biệt thự này. Có điều người Ấn ở châu Phi là những thương nhân tham lam