“Chẳng hạn chuyện cháu bị bệnh, dạo ở ngoài thảo nguyên cùng đàn cừu,”
tôi bảo, “cháu nghĩ sao?”
Cậu đảo mắt khắp phòng, hết ngước lên lại nhìn xuống, cuối cùng mập mờ
đáp: “Sejui” - cháu không biết.
“Hồi đó cháu sợ à?” tôi hỏi cậu.
Sau một lúc ngắt quãng, cậu trả lời dứt khoát: “Vâng, đứa trẻ nào trên thảo
nguyên cũng có lúc sợ.”
“Cháu sợ điều gì?” tôi hỏi.
Kamante đứng yên lặng một thoáng, gương mặt trở nên tập trung và sâu
kín, ánh mắt như đang nhìn vào trong tâm mình. Rồi cậu quay sang tôi, hơi
nhăn mặt:
“Sợ Outis,” cậu đáp. “Lũ trẻ thảo nguyên đều sợ Outis”
Vài ngày sau, tôi nghe thấy Kamante giảng giải cho mấy gia nhân chuyện
các trang sách tôi đang viết có thể được đính lại với nhau ở châu Âu, và nếu
chi bộn tiền thì thậm chí có thể khiến sách rắn chắc ngang quyển Odyssey,
khi nói tới đây cuốn Odyssey lại được đem ra cho mọi người tham khảo.
Tuy nhiên, Kamante tỏ ý chẳng tin họ có thể làm sách của tôi cũng có màu
xanh da trời.
Kamante sở hữu một biệt tài rất đắc dụng cho cậu khi sống trong nhà tôi.
Đó là cậu có thể khóc, tôi tin chắc vậy, bất cứ khi nào muốn.
Lúc nào bị tôi nghiêm khắc quở mắng, cậu đứng thẳng như phỗng, ngây
độn ngó mặt tôi, vẻ chăm chú và buồn bã tận gan ruột, thứ sắc diện người
bản xứ tạo được chỉ trong tích tắc; sau đó mắt cậu rưng rưng và nước mắt,
hết giọt này tới giọt khác, sẽ ứa ra, lăn trên gò má. Tôi biết đó thuần túy chỉ
là nước mắt cá sấu, và nếu những người khác làm vậy sẽ chẳng thể tác
động mảy may đến tôi. Nhưng trường hợp Kamante lại khác. Khuôn mặt
bèn bẹt, đần ra kia, những khi đó, lại sa xuống cái thế giới tối tăm, lẻ loi vô
bờ cậu từng trú ngụ nhiều năm. Hẳn cậu đã nhỏ những giọt nước mắt to,