“Đây có phải chuyện của anh đâu.” tôi nghe giọng Julius nói to hơn một tí.
“Suỵt nào,” Herr Silverman nói: “Thằng bé nghe thấy mất.”
Rồi họ im lặng một chút, sau đó tôi mới nghe tiếng thì thầm khó chịu vang
lên lần nữa.
Cuối cùng, cánh cửa lại he hé và Herr Silverman luồn ra lần nữa rồi khép lại
luôn.
“Bạn cùng phòng của thầy tức giận khi em ở đây,” tôi nói.
“Cậu ấy chỉ mệt thôi. Cậu ấy phải làm việc vào buổi sáng và sợ là chúng ta
sẽ làm cậu ấy thức khuya. Vậy hai thầy trò mình nói khẽ thôi nhé.”
“Em nghe người đó nói đây không phải việc của thầy và đúng như vậy thật.
Đáng nhẽ em không nên gọi thầy. Em không nên để thầy dính vào chuyện này.”
“Không sao em à, thầy mừng là em đã gọi. Sáng mai em có thể gặp Julius.
Ngủ đủ giấc rồi thì cậu ấy bớt cằn nhằn hơn.”
“Đó là bạn trai của thầy ạ?”
“Phải.”
“Được ạ,” tôi thấy ngu hết sức khi nói thế, cứ làm như Herr Silverman cần
xin phép tôi không bằng.
“Đây,” Herr Silverman nói rồi chìa tay ra.
Có một chiếc hộp nhỏ bọc giấy trắng trước mặt tôi.
Khi tôi gỡ lớp giấy ra và mở hộp, tôi nhận ra ngay cái gì ở trong.
Đó là tấm Huân chương sao đồng của ông nội tôi, chỉ có điều nó đã được
bọc giấy, vẽ lên và ép nhựa lại.
Trên ngôi sao là một biểu tượng hòa bình bằng đồng và trên chỗ hình chiếc
nơ là những chữ cái đầu tên tôi được viết rất kiểu cách.
“Nếu em không thích nó, thầy có thể gỡ phần keo và giấy ra. Cái huân
chương ở phía trong vẫn còn nguyên vẹn. Thầy định mai sẽ đưa trả lại em sau khi
buổi học kết thúc. Em còn nhớ đã nói rằng muốn biến ý nghĩa tiêu cực thành tích
cực chứ?”
Tôi không biết phải trả lời thế nào. Nó là một món quà sến nhưng lại rất chu
đáo, hơn nữa đó lại là món quà duy nhất tôi nhận được vào sinh nhật thứ 18 của
mình, một sinh nhật sắp qua đến nơi.
Nhưng vì lý do nào đó, thay vì nói cám ơn như bất kỳ một người bình
thường lịch sự nào, và có lẽ cảm thấy câu hỏi sau đây mới quan trọng nên tôi cất