CHẾT ĐI CHO RỒI, LEONARD PEACOCK - Trang 190

cách tiếp xúc và tin tưởng đàn bà. Và tôi thích việc Walt đưa tôi tiếp cận với thế
giới điện ảnh này, nơi mà lũ bạn của tôi còn không biết đến sự tồn tại của nó. Tôi
ngưỡng mộ Bogart vì ông ấy làm những gì mình cho là đúng bất chấp hậu quả -
kể cả khi những hậu quả đó nhãn tiền – một tính cách không giống với bất kỳ
người nào mà tôi từng gặp.

[19]

Tên của tài tử Bogart gọi một cách thân mật.

[20]

Áo len cổ lọ, cười chìa răng sún, tóc cắt vành niêu, quả là đứa bé dễ thương.

[21]

Người mà trớ trêu thay lại đang chết dần.

[22]

Giống Linda lúc nào cũng mở miệng là nói YÊU YÊU YÊU việc thiết kế

quần áo, nhưng không bao giờ từ bỏ cơ hội than vãn về cái công việc mà suốt
ngày bà chịu áp lực bởi nó. Làm sao bà ta có thể yêu một điều làm cho mình bất
hạnh như vậy được, một điều khiến bà phải rời xa đứa con trai độc nhất? Hay là
những lúc bị áp lực công việc và than phiền suốt ngày lại là khoảng thời gian
nghỉ ngơi sau khi làm mẹ của Leonard Peacock? Tôi chẳng biết, nhưng nghĩ thế
lại làm tôi buồn. Nhất là kể từ khi bà già tôi trở thành nhà thiết kế thời trang ngay
sau khi tôi cố gắng kể cho bà ấy nghe chuyện lùm xùm xảy ra với thằng Asher.
Cứ như thể lời thú tội thất bại của tôi đã đẩy bà đi xa và làm cho tôi oán hận bà.

[23]

Kẻ mà có lẽ đã lang chạ với hàng trăm đàn bà khác sau lưng bạn, vì hắn là

một gã cũng có máu mặt trong giới thời trang nên chắc chắn làm được thế. Và xét
cho cùng những kẻ mà đã coi trọng thời trang hơn hết thảy thì chẳng phải là kẻ
biết yêu thương đồng loại hay là ứng cử viên giải Nobel hòa bình gì đâu.

[24]

Herr Silverman kể rằng phụ nữ Do Thái trong những trại tử thần của phát xít

thường bị buộc phải ngủ với tụi sĩ quan phát xít (chẳng hạn như cái gã sở hữu
khẩu P-38 của tôi chăng?) chỉ để giữ mạng sống và có quyền lợi cho bản thân lẫn
gia đình. Nghe như thế làm tôi tự hỏi liệu Linda có phải ngủ với Jean-Luc để duy
trì chứng nghiện thời trang của bà ấy không. (Herr Silverman cũng nói rằng trong
những nô lệ tình dục đó có những đứa cũng chỉ ở tuổi vị thành niên giống bọn
tôi.)

[25]

Thú vị ở chỗ các công ty trong thành phố thì có bảo vệ, còn trường phổ

thông trung học của tôi thì không. Biết đâu sau ngày hôm nay sẽ có. Tại sao chỉ
bảo vệ mỗi người lớn còn trẻ con thì không?

[26]

Mọi người lớn.

[27]

Đến năm 2011 mà vẫn còn máy trả lời tự động sao? Cái gì? Đáng buồn

nhưng đúng là vậy đấy. Linda không muốn đưa số di động của bà ấy cho những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.