chỉ cảm ơn rồi hỏi anh như những người dân bình thường khác: “Có muốn
lên nhà uống chút trà không?”
Đỗ Dực khách sáo từ chối rồi quay qua dặn tôi cố gắng nghỉ ngơi và
ăn uống đầy đủ.
“Đỗ Dực.” Lúc anh định xoay người rời đi thì tôi chợt nhớ tới lời chú
Đỗ nên nói với anh: “Đêm giao thừa anh đến nhà em ăn cơm tất niên nhé.”
Đỗ Dực ngẩn người, sắc mặt hơi thay đổi. Tôi biết mấy năm trước
anh đều không về đó đón năm mới, năm nay có thêm một cậu em trai thì lại
càng không về. Nghĩ tới việc khi tất cả mọi người quây quần với nhau bên
mâm cơm tất niên mà anh lại một mình ở trong căn nhà vắng lặng thì tôi rất
đau lòng. Rốt cuộc tôi cũng đã hiểu cảm giác đau khổ Đỗ Dực khi anh nói:
“Thà rằng cả nhà nghèo túng ăn chung một bữa cơm đạm bạc còn hơn là ba
người ở ba nơi ăn sơn hào hải vị.”
“Đúng đó, Đỗ Dực tới nhà chú cùng ăn bữa cơm tất niên nhé. Lúc
nhỏ cháu cũng thường đến nhà chú ăn cơm vào đem ba mươi mà.” Ba tôi
chân thành thuyết phục. Khi biết tình hình của nhà Đỗ Dực, ông chỉ đành
cảm thán lòng người thay đổi theo thời gian.