(Vương Hi Chi: tự Dật Thiếu, hiệu Đạm Trai, là nhà thư pháp nổi
tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông được nhìn nhận không
chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc.)
Tôi học được hai buổi thì biết được Đại Ban Tiểu Ban là như thế nào.
Hóa ra những người có được thành tích gì đó hoặc viết rất đẹp thì được
phân vào Tiểu Ban để có lợi cho việc nâng cao trình độ, số này rất ít, còn đa
số tay mơ hoặc những ai viết không đẹp thì sẽ học ở Đại Ban.
Đến buổi học thứ ba, khi đang chán nản vì bản thân không có bất kỳ
tiến bộ nào thì trong một lần đi nhầm lớp, tôi vô tình phát hiện môn học phù
hợp với mình. Đó là vẽ. Hôm đó sắc trời vô cùng u ám, tôi cẩu thả chạy vọt
vào phòng, sau khi ngồi xuống mới phát hiện mình nhầm lớp, tôi đang định
đứng lên thì lại thấy rất nhiều bút chì màu sắc rực rỡ của giáo viên… Thế là
sự bỉ ổi của tôi lại bộc phát. Tôi ngồi im tại chỗ, được phát cho mấy cây bút
chì sắc màu rực rỡ cùng mấy tờ giấy vẽ.
Tôi cười nham hiểm, đã lỡ nhầm phòng rồi thì ở lại học vậy. Giáo
viên dạy vẽ họ Lý, là thầy giáo. Từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng được học thầy
giáo bao giờ nên rất muốn biết giữa việc học thầy và học cô khác nhau chỗ
nào, sau đó tôi thấy cũng chẳng có gì khác biệt.
Thầy Lý bảo mọi người lấy tập tranh ra rồi yêu cầu vẽ theo trang số
mười. Thấy tôi không có tập tranh, thầy Lý tưởng tôi quên mang theo liền
lấy tập tranh của mình cho tôi mượn. Xem ra mặc dù là người lớn nhưng
thầy Lý này cũng rất đơn thuần. Cố gắng suốt một buổi, mồ hôi đầy đầu,
cuối cùng tôi cũng vẽ xong hình cô gái nhảy dây. Cô bạn ngồi cùng bàn còn
chưa vẽ xong, tôi nhìn qua thì thấy, chậc, mặc dù ngoại hình của cô bạn ấy
đẹp hơn tôi thật nhưng lại vẽ xấu hơn tôi rất nhiều.
Thầy Lý đi tới nhìn bài vẽ của tôi, bộ dạng kinh ngạc rất giống với sư
thầy tôi gặp trên chùa lúc trước, nếu không phải vì thời gian, không gian
không phù hợp thì nhất định tôi sẽ cho rằng thầy Lý chính là kiếp sau của