nhẹ bị các tàu lớn dắt đi,mà không biết rõ mình bị lai dắt đi đâu, họ vui vẻ
và kiêu hãnh lướt sóng, trương lên những cánh buồm mới căng phồng.
Do dòng dõi và tài sản, Raymon thuộc số người ủng hộ nền quân chủ
chuyên chế, anh hy sinh cho những tư tưởng trẻ trung của thời mình và
sùng tín hiến chương, ít ra là anh ta tưởng như thế và cố chứng tỏ điều đó.
Nhưng những công tước bị bỏ xó thường được giải thích nhiều cánh, và cả
hiến chương của Louis 18 cũng như Phúc âm của chúa Jesus đều như thế:
đấy là một văn bản mà người ta sử dụng để luyện tập thuật hùng biện, và
một bài diễn văn có hiệu quả không hơn một bài thuyết giáo. Trong thời đại
xa hoa và biếng nhác ấy, nền văn minh ngủ say trên bờ vực thẳm không
đáy, thèm thuồng hưởng thụ những khoái lạc cuối cùng.
Raymon ở trên tuyến giáp ranh giữa sự lạm dụng quyền hành và sự tự
do quá trớn, trên mảnh đất không ổn định àm những người tử tế hoài công
tìm một chỗ trú ẩn cơn bão sắp ập tới. Cũng như nhiều đầu óc non nớt
khác, anh ta cho rằng vẫn có thể làm một nhà chính luận có lương tâm. Đấy
là điều sai lầm trong thời đại mà người ta chỉ giả vờ nghe theo tiếng nói của
lý trí để bóp nhẹt lý trí chắc chắn hơn từ mọi phía. Là một người không có
tham vọng chính trị, Raymon tưởng mình không vụ lợi, nhưng đấy là anh ta
tự dối mình. Bởi vì cái xã hội như thời bấy giờ thuận tiện và có lợi cho anh
ta. Nếu nó rối loạn thì tổng số phúc lợi của nó không thể không sút giảm,
và sự yên tâm hoàn toàn về địa vị của mình ảnh hưởng đến cách suy nghĩ,
dạy cho anh ta bài học tuyệt vời về sự ôn hòa. Có người nào vô ơn với
Thượng đến đến mức trách Thượng đế đã gieo tai giáng họa cho những
người khác, nếu như với người đó Thượng đế chỉ dành cho những nụ cười
và ân huệ? Làm sao có thể thuyết phục những người trẻ tuổi ủng hộ chế độ
quân chủ lập hiến rằng chế độ đó đã lỗi thời, nó đè lên cơ thể xã hội, làm cơ
thể ấy mệt mỏi, trong khi họ thấy nó dễ chịu với chính họ và chỉ đem lại
cho họ những lợi lộc? Người chưa từng túng quẫn có tin là có sự túng quẫn
không?