lên. Ông xã một tay cầm đèn pin khom người cúi nhìn cho rõ kẻ lạ mặt.
Không ai nói gì, đợi lời phán quyết của ông ta. Khoảng năm phút sau ông ta
mới ngẩng lên thở dài một cái: Anh ta chưa chết. Nhưng đã mệt lắm rồi. Có
lẽ sẽ không sống được bao lâu nữa. Mọi người im lặng. Ông xã đột ngột
hỏi: Có ai biết tung tích người này không? Trong bóng tối, thảy đều lắc
đầu. Ông xã ngán ngẩm: Thôi. Để tôi về bàn với anh em. Bà con, ai rảnh
rỗi đứng đây coi anh ta một lát.
Thời gian không chờ. Cũng không vì một kẻ nào đó mà phải dừng lại.
Cho nên không gian bây giờ đen kịt. Sao nhấp nháy như tỷ con mắt sáng
nhìn cõi nhân gian. Cuộc bàn bạc của mấy ông xã sao mà lâu quá thế? Làm
nản lòng kẻ không kiên trì. Vậy nên bây giờ bên hắn, chỉ có một cụ già
không nỡ bỏ đi. Bên cụ, may thay, kẻ nào đó để một chiếc đèn chạy bằng a
- xít. Cụ ngồi bó gối, im lặng, dõi mắt vào đêm. Tiếng côn trùng rỉ rả sốt
ruột. Bà cụ cứ liên tục cất tiếng thở dài... Cụ không biết rằng cách đó chừng
hai cây số người ta đang tranh cãi gay gắt mà không tìm nổi một biện pháp
giải quyết đối với kẻ xấu số. ý kiến đưa hắn về trạm y tế cứu chữa bị gạt
phăng đi với lý do nhỡ anh ta chết thì sao? Thì chôn! Không đơn giản!
Chôn người không rõ tung tích sẽ gặp phải bao điều phiền toái. Mà chôn thì
cũng phải mất tiền mua ván, chi công... Biết lấy từ khoản nào? Chưa kể
trên đất làng xã bỗng có một nấm mồ vô chủ - lành dữ ra sao? Thôi, cứ đưa
hắn đi cho gọn. Đưa đi đâu?... Cuối cùng có một ý kiến “sắc sảo” đã được
sự ủng hộ của mọi người: Thuê một cái xe bò chở anh ta đi, cho vào trạm
xá D - T... Nếu không xong? Chở anh ta về chỗ ngã ba rẽ về ba xã. Nếu
phải làm ma thì cả ba đều phải có trách nhiệm. Anh an ninh viên ở xóm bờ
sông được phái đi làm nhiệm vụ...
***
Mười một giờ đêm.
Ông xã cùng ba an ninh viên đi kèm một người đàn ông kéo xe bò
đứng ở trên đê. Cụ già hỏi: Làm sao bây giờ ông xã? Bà yên trí. Chúng tôi