Ngoài âm điệu có chút khác biệt ra, thì căn bản đó chính là tiếng Đài
Loan, tôi giật thót mình.
Trên thực tế có lẽ chuyện chẳng có gì mà tôi cứ kinh ngạc quá lên, tiếng
Đài Loan chính là tiếng Mân Nam, đương nhiên cũng giống với tiếng Phúc
Kiến.
Thế là mỗi khi nói tiếng Phúc Kiến với anh bạn người Phúc Châu đó, tôi
mới bắt đầu nhớ đến mọi chuyện ở Đài Loan.
Tuy nhiên phần lớn thời gian, vẫn là tôi nhớ đến Noãn Noãn.
Lần đầu tiên tôi viết e-mail gửi Noãn Noãn, nhìn bàn phím chẳng hề có
dấu chú âm, nhiệt huyết trong tôi nguội đi một nửa.
Ở Đài Loan, khi đánh tiếng Trung thường dựa vào dấu chú âm, nhưng
chữ giản thể lại dựa vào phiên âm tiếng Hán.
Ở Đài Loan luôn tuân theo phiên âm thông dụng, còn phiên âm tiếng
Hán tôi hoàn toàn không hiểu.
Mới đánh được hai chữ Noãn Noãn (nghiêm khắc mà nói thì là một
chữ), tôi đã vã mồ hôi đầu.
Đành phải cầu cứu các đồng nghiệp Tô Châu, nhờ họ dạy tôi gõ từng
chữ, từng chữ.
Một bức e-mail 100 chữ, họ đã giúp tôi 88 chữ.
Vốn nghĩ dùng tiếng Anh viết luôn cho rồi, tuy trình độ tiếng Anh của
tôi miễn cưỡng có thể biểu đạt sự việc, nhưng nếu để biểu lộ tâm tình thậm
chí là tình cảm, sắc thái chắc hẳn sẽ không đúng cho lắm.
Ví dụ như câu này “Lời hỏi han ấm áp của Noãn Noãn đã sưởi ấm trái
tim lạnh lẽo của Lương Lương”, dịch sang tiếng Anh e rằng sẽ thiếu mất vài