CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 36

Tôi cũng không ngạc nhiên, khi ông chìu ý T., cho chúng tôi, luôn cả vợ
chồng Trần Hoài Bắc (đến từ Berkeley), được đi thăm “kho tàng dưới lòng
đất” của ông.

Đó là lúc chúng tôi sánh vai nhau, nhập vào dòng chảy của Frisco, với
những con đường dốc ngược. Như những đợt sóng cấp bẩy, cấp tám, nối tay
nhau dựng thẳng; hòa điệu với những building ám khói đường sắt, cùng
những tòa nhà đâu mặt nhau giữa những khoảng cách hẹp, ẩn hiện trong
sương mù, lúc bóng đêm đã xâm thực toàn phần thành phố cổ.

Trên đường đi, băng qua nhiều ngã tư, trái, phải đôi ngã rẽ, dù tác giả
“Chiếc lá” cảnh báo trước: “Xưởng vẽ” của ông ở sâu dưới lòng... đất. Lối
đi chỉ đủ cho một người... Nhưng tôi vẫn không thể hình dung dưới mặt đất,
có một khoảng không gian để làm việc, lại bó rọ đến như thế.

Từ một khung cửa hẹp, chúng tôi nắm tay nhau, lần theo từng bậc thang
ngoắt ngoéo. Chúng tôi cẩn trọng dán mắt vào từng bước chân. Chúng tôi
gượng nhẹ lách mình qua những thùng chứa nước hóa chất (?) Những dụng
cụ dùng vào việc bảo trì, lau chùi building, trước khi hết đường, phải dừng.
Chúng tôi đứng trước một cánh cửa (dĩ nhiên rất nhỏ) chờ chủ nhân “Kho
tàng dưới lòng đất” mở khóa mà, phía đối diện là hai chiếc máy giặt, máy
sấy phế thải.

60

Họa sĩ Duy Thanh trong họa thất (Hình dutule.com)

Xếp hàng dọc, tôi là người sau cùng. Qua vai của những người đứng trước,
“họa thất” của người họa sĩ một thời lừng danh hiện ra, rất xa trí tưởng tôi.
Dù là người dùng chữ đôi khi rất tùy tiện, tôi cũng không thể gọi đó là một
căn phòng (dẫu loại phòng cực nhỏ)! Nó chỉ là khoảng trống dưới gầm cầu
thang (như những khoảng trống khiêm tốn dưới gầm cầu). Người ta dùng
dăm miếng drywall, quây lại thành... phòng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.