CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 38

quạng như đứa trẻ múa may một cách vô thức, trong mắt nhìn khách qua
đường!

Tôi không biết điều gì, khiến một họa sĩ sơn dầu, nổi tiếng trên dưới nửa thế
kỷ, khi bước lần tới những năm tháng cuối đời, lại có thể thanh thản “bẵng
quên” sắc mầu và đường nét (hai thành tố căn bản làm thành hội họa), để
chỉ còn giữ cho riêng ông những nét phất trắng/ đen. Như hai mặt âm/
dương, tử/ sinh một đời sống.

Tôi cũng không biết điều gì, giữa khi bị chôn đứng trong trận bão tuyết đem
theo nó những bệt cháy đen, xám huyễn hoặc, tôi đã liên tưởng tới bước
quay về cội gốc của tác giả “Lớp gió”. Cũng tựa sự quay về với lục bát của
một thi sĩ, sau những phiêu lưu hư, hão. Sau bao vẫy vùng cuồng nộ, những
tưởng đã giựt sập được một mảng trời. Những tưởng đã bửa đôi được trái
đất...

– Một quay về huy hoắc hay, thất bại buồn thảm?

– Tùy cảm quan, mỗi cá nhân.

Tôi chỉ có thể khẳng định, cuối đời, người họa sĩ (cũng là một nhà văn, một
thi sĩ) đã không vẽ bằng những kỹ năng thụ đắc được thời tuổi trẻ, từ người
thầy lớn, Nguyễn Tiến Chung!

[1]

Tôi chỉ có thể khẳng định, cuối đời, ông đã không vẽ bằng bề dầy kinh
nghiệm đa tầng của một họa sĩ thành danh nửa thế kỷ trước! Và, tôi cũng có
thể khẳng định, ông không vẽ bằng “những ngón tay bắt được của trời”!
Mà, ông vẽ bằng những ngón tay hồn-nhiên-trẻ-thơ. Bằng căn tính bẩm
sinh, con người vốn gần cái đẹp; nếu không muốn nói là cái đẹp.

Phải chăng, cuối đời, Duy Thanh đã như một thiền giả? Ông khu trừ được
cái tâm phân biệt chân/ giả, đúng/ sai?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.