Bao lần, tôi rất muốn hỏi Chanh, khi chiếc bình pha-lê-tình-yêu nọ bể, nát,
Chanh đã nhặt, giữ cho mình bao nhiêu mảnh thủy tinh? Và những vết cứa
sâu không chỉ da, thịt mà luôn cả tâm hồn Chanh, đã có bao nhiêu vết
thương khép miệng?
Nhưng, bằng vào tôn trọng riêng, tôi chỉ lặng lẽ dõi theo những nụ cười héo
khô một nửa, trên nhan sắc sớm về chiều của Chanh, khi câu chuyện giữa
chúng tôi, được đời thường níu chân trong hiện tại.
Bằng vào tôn trọng riêng, tôi lặng lẽ dõi theo những cái nhìn thất lạc, vô
hồn của Chanh. Tựa những cái nhìn của Chanh đã bị chiếm hữu bởi hư vô
đời, kiếp!?!
13
Trương Thị Chanh và Du Tử Lê - Pleiku 11-2015 (hình dutule.com)
Và, trên chuyến bay về lại Pleiku, khi thành phố sương mù hiện ra nhập
nhòa dưới cánh, tôi thấy, dù ngước lên bầu trời, mây như bông gòn, ai thả
trôi giữa trời hay, ném xuống cảnh vật, vùn vụt chạy, dưới thấp, tôi vẫn gặp
lại cái nhìn của Chanh, những ngày đầu, Saigon. Tôi không đoán được
những ý nghĩ của Chanh!
Càng xuống thấp, máy bay càng lắc dữ dội. Hành khách như những con xúc
xắc bị nhốt chung trong một hộp sắt. Cuối cùng, một Cù Hanh xa lạ, trắng
toát, cũng hiện ra. Như một lời chào tẻ nhạt. Hờ hững. Tôi đã dọn sẵn tinh
thần mình, lúc được một người bạn nhắc nhở, Pleiku hôm nay đã thay đổi.
Người bạn dùng hai câu thơ cũ của tôi, trong bài “Pleiku và hoa quỳ”:
“Không còn dấu vết nào/ cho ta tìm ta nữa”, để minh họa cho thành phố bụi
đỏ ngày nắng, bùn lầy ngày mưa... mà một thời, cả T. và tôi từng gắn bó.
Tôi nói, tôi hiểu. Đời sống là dòng sông nước xiết. Chẳng có gì không đổi
thay, trừ tình yêu ngoại khổ.