“Chỉ tình yêu ngoại khổ mới có chỗ cho chung thủy.”
Cùng với Trương Thị Chanh, chúng tôi bước khỏi khu giới hạn của Cù
Hanh. Tuy Pleiku không cho lại tôi bụi đỏ, bùn lầy, nhưng thay vào đó là
Huỳnh Quang Vũ, Nguyễn Sơn, Miên Di, Nguyễn Hùng Linh và Sao
Đăng... Những người bạn trẻ cũ/ mới tôi hằng mong được gặp. Cũng như
những rừng thông-ba-lá; những thung lũng rưng rưng vàng tươm hoa quỳ;
những vạt đồi cà phê dậy hương trắng muốt; hay những thân bằng lăng tím
đã lặng lẽ di-nhượng sự sống chúng cho đại lộ, building, khách sạn, biệt thự
tân lập... sừng sững hiện ra, tiêu biểu cho sự thay da đổi thịt ở nhịp độ
cuồng quay chóng mặt... (Thì,) những Vũ, những Sơn, những Miên Di,
những Linh, những Đăng với tôi, lại chính là Pleiku, phần sót lại.
Ngồi trong xe của Miên Di (một người trẻ sở hữu nhiều câu lục bát đẹp)
trên đường về thành phố, tôi thấy, dường Pleiku trong gặp lại, vẫn cho tôi
những dải lụa sương mù, hương xưa trên cỏ cây. Pleiku vẫn cho tôi tình
thân thơm thảo, chắt từ những trái tim bằng hữu, mừng rỡ gặp nhau giữa
đời. (Với riêng tôi, là cuối đời) Tôi nghĩ, T. cũng nhận được từ Pleiku,
những điều còn sót lại. Những điều mà, T. không thể có được, ở những nơi
chốn khác - - Dù cho lần trở lại này, một số bằng hữu ngày cũ của chúng
tôi, chỉ có mặt trong ký ức...
Tôi biết, T. nhớ lắm, Kim Tuấn. Kim Tuấn không chỉ của những ca khúc
như “Anh cho em mùa xuân” hay, “Những bước chân âm thầm” mà, Kim
Tuấn còn của tình thân bất biến... Dù Kim Tuấn không còn nữa, Kim Tuấn
đã đi xa, nhưng Kim Tuấn vẫn “sống” đâu đó, trong đời sống tinh thần của
chúng tôi.
Tôi biết, T. nhớ lắm, Quỳnh – y sĩ, một người cháu đã tiếp đón chúng tôi
trong khu đóng quân, giữa rừng, bên cạnh tỉnh lộ 14 – nối liền Pleiku –
Kontum cuối năm 1974. Quỳnh không có được cái may mắn cuối đời như
Kim Tuấn! Quỳnh đã chấm dứt đời mình một cách oan nghiệt, khi còn rất