đưa vào tù, khi tranh cãi trước tòa với một biện lý, bất chấp lệnh ngưng nói
của chánh án.
Xu hướng khoanh vùng hay be bờ cho người Việt của Bắc, mặt nào đó, rất
gần với tôi. Nhớ lại lần đầu tiên đến với Boston, T. và tôi được gặp một
người trẻ tuổi tên Nhất Chi Vũ, tốt nghiệp trường Berklee College of Music
ở Boston. Một trường cao đẳng âm nhạc tư, nổi tiếng thế giới vì điều kiện
nhập học một trăm lần khó khăn hơn những trường cao đẳng âm nhạc khác
của nước Mỹ. Chúng tôi thích lắm. Chúng tôi biết, Vũ không phải là người
Việt đầu tiên, tốt nghiệp Berklee. Nhưng nghe Trần Thu Miên kể, Vũ được
học bổng toàn phần vì năng khiếu âm nhạc đặc biệt của Vũ, tôi và T. thấy
quý Vũ hơn. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thực sự hãnh diện về Vũ, khi vẫn
Trần Thu Miên cho biết, trong quá khứ, một ca khúc của Vũ đã được hát
lên, vang dội Tòa Thánh Vatican. Tôi không biết, đó có phải là lần đầu tiên,
sáng tác của một nhạc sĩ Việt, được trình diễn tại Tòa Thánh Vatican?
Nhưng tôi vẫn hạnh phúc! Tôi cho đó điều rất đáng hãnh diện (dù tôi không
là một Kytô-hữu).
Hình như mặc cảm nhược tiểu, thua kém của người Việt Nam có trong tôi
khá sớm và quá lớn! Nên phản ứng tự nhiên của tôi là luôn cảm thấy hãnh
diện (âm thầm hãnh diện) khi biết được bất cứ một thành tựu đáng kể nào
của người Việt Nam ở mọi lãnh vực. Đôi khi, tôi cảm tưởng tôi hãnh diện
và, hạnh phúc hơn chính người đạt được những thành tích nọ!
Tôi nghĩ, nếu có ai bảo rằng, tôi là người bệnh hoạn trong lãnh vực “khoanh
vùng”, “be bờ” kia, chắc chắn tôi sẽ nhận. Không đôi co.
Cũng vậy, ở một khung cảnh nhỏ bé hơn, giới hạn trong sinh hoạt của một
buổi lễ do Đại diện ban Việt ngữ tổ chức ngày 9 tháng 6 vừa qua, tại hội
trường Nhà xứ St. Bernadette, trước khoảng hơn 300 quan khách và phụ
huynh học sinh, chủ đề “Cho em cội nguồn”, tôi đã không che giấu xúc
động lúc chương trình bước qua phần ca nhạc “Tiếng hát tuổi thơ xứ người”
do các em học sinh Việt ngữ St. Bernadette trình diễn. Kế tiếp là phần nhạc