chủ đề “Quê hương, Nỗi nhớ, Cội nguồn” do chính các thầy cô thuộc ban
Việt ngữ St. Bernadette thể hiện. Tiếng hát từ trái tim của họ, gửi vào ca từ,
ở với nốt nhạc, làm tôi, đôi lúc rưng rưng, muốn khóc.
Trong tôi, niềm tự tin tiếng Việt như thủy triều dâng cao. Qua các em, qua
thầy cô, tôi hãnh diện là người Việt Nam. Họ cho tôi niềm tha thiết, khao
khát sống, dù thân phận tôi đã bao nhiêu năm, luân lạc, xứ người. Các em,
thầy cô cho tôi cảm tưởng như tôi đã chạm được, đã sờ thấy, đã ôm chặt vào
lòng mình hai chữ “quê hương” trừu tượng! Hoặc nóng bỏng các chữ “dân
tộc/ Tổ quốc” - - Vốn là những ý niệm mơ hồ, không cụ thể...
Tôi biết, một lần thêm, tôi mang món nợ tinh thần với ban tổ chức, các thầy
cô - - Những người phải chắt mót từng giờ phút rảnh rỗi hiếm hoi sau công
việc mưu sinh, bổn phận gia đình hàng ngày..., để làm thành buổi tối “Cho
em cội nguồn”. Làm thành một Việt Nam rực rỡ ý nghĩa, tin yêu một góc
khuất trong một thành phố bao la, lạnh lẽo này.
Tôi biết tôi không đủ chữ để nói rõ, nói hết được lòng biết ơn của tôi, trước
hy sinh vô cùng to lớn của họ. Với tôi, đó là những đốm lửa không bao giờ
tắt trong sinh mệnh Việt Nam. Đốm lửa ấy, một khi đã được thắp lên, nó sẽ
được chuyền tay qua nhiều thế hệ. Để nuôi dưỡng hy vọng, tăng trưởng
niềm hãnh diện Việt, dưới mái nhà Boston...
Lúc chương trình chấm dứt, ra khỏi phòng hội, Cố Sơn (thân phụ của Linh
mục Nguyễn Tuấn Linh) hỏi tôi cảm tưởng. Tôi nói, chưa bao giờ tôi có
được những giờ phút xúc động như thế.
Cũng vậy, tôi thấy tôi không thể không nói ra lòng biết ơn của mình, khi
đọc tùy bút “Trăng Randolph và Trung thu xứ người” của Trần Thu Miên.
Làm sao tôi cầm giữ được rung động mình, khi ngay đoạn mở đầu tùy bút
đã là: