CHỈ NHỚ NGƯỜI THÔI ĐỦ HẾT ĐỜI - Trang 98

Nhớ lại những gì người họa sĩ Việt Nam ngoại khổ này kể, trong lần gặp
gần nhất, tôi nghĩ, tôi hiểu thêm phần nào mối hận của ông, khi tổ tiên dòng
họ Phạm, trải qua nhiều đời với những thảm kịch khủng khiếp... Như bị
người Pháp vứt xuống biển hoặc, phải tự tử... Cụ thể là cụ cố Phạm Thận
Duật, Thượng thư triều Nguyễn, đại diện Việt Nam ký hiệp ước Patenôtre
với thực dân Pháp, bị tiểu đường, thay vì được chữa thì đã bị người Pháp
vứt xuống biển. Hay cụ Phạm Bành, chiến đấu ở mặt trận Ba Đình, Thanh
Hóa, bị quân Pháp bắt. Nhưng cụ đã tự vẫn trong tù, v.v...

Nếu mỗi tài hoa tự thân đều ẩn tàng những bi kịch nhiều đời sau vẫn còn
chảy máu thì, họa sĩ Phạm Tăng là một tiêu biểu cho những trường hợp ấy -
- Dẫu ông có trải lòng, cũng không thể nói hết!!!

Với hàng trăm bài báo, được viết bởi những nhà phê bình hội họa tên tuổi
khắp Âu châu và, Hoa Kỳ viết về bản sắc cõi tạo hình của họa sĩ Phạm
Tăng, học giả Hữu Ngọc đã chọn và, chuyển ngữ một số nhận định mà, ông
cho là tiêu biểu cho tài năng ngoại khổ của họ Phạm.

[4]

Những phần

chuyển dịch đó của học giả Hữu Ngọc, nguyên văn như sau:

“... Ngay từ năm 1967, Giải Nhất của Unesco (tổ chức Giáo dục, Khoa học,
Văn hóa của Liên Hiệp Quốc) ở La Mã đã đánh dấu sự công nhận quốc tế
tại ngay Đất Thánh hội họa thế giới.

“Nhà phê bình Bỉ Alanh Ghémô nhận định là họa sĩ Việt Nam Phạm Tăng
‘đã dạy một bài học về khiêm nhường và cảm xúc cho tất cả những người ở
phương Tây đặt cọc vào bạo lực, thô lỗ, ấn tượng thô bạo vì họ không còn
tin vào sức mạnh của đầu óc tế nhị.
(Báo Xpênxin Bruyxen, 4-12-1968)

(...)

“... Ông G.G. Acgan, Chủ tịch quốc tế những nhà phê bình nghệ thuật,
nguyên thị trưởng La Mã, giới thiệu Phạm Tăng như sau: ‘Từ nhiều năm
nay, ông làm việc ở La Mã, ông nổi tiếng và được đánh giá cao trong các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.