giới nghệ thuật Ý do tính tình hòa nhã kín đáo, tính chất nghiêm túc của tìm
tòi hội họa. Và tính chất tế nhị nên thơ của sáng tác. Vẽ đối với ông là một
sự thể hiện bản chất về tinh thần... Chất liệu ông dùng vỡ tan ra thành
nhiều mảnh nhỏ li ti... Hình như vật chất tan vỡ ra để chiếm nhiều không
gian hơn, vượt qua giới hạn của mình và lan rộng ra chung quanh. Vật chất
dường như tìm lại được nhịp điệu tự nhiên, có vẻ như nó đã tan vỡ theo một
bình đồ đã hoặc định sẵn’.
(...)
“ ‘... Nghệ thuật của Phạm Tăng là một chuỗi liên tiếp những khám phá
choáng ngợp bởi vì người ta không bao giờ biết được tác phẩm khởi đầu từ
đâu và chấm dứt ở đâu, mỗi bức tranh là hằng hà sa số vũ trụ mà mắt ta
lướt trên đó chẳng khác gì một phi thuyền không gian đi tìm các thế giới’.
(André H. Lemoine, 1968 – Nhà phê bình)
“Quan niệm nghệ thuật của Phạm Tăng đã mang lại một giải pháp để giải
quyết sự bế tắc của hội họa phương Tây từ khi xã hội công nghiệp – kỹ trị
thành hình: Sự đối lập giữa tượng hình và trừu tượng. Mặt khác, nó cũng
vạch một con đường độc đáo trong nghệ thuật phương Đông, khác Trung
Quốc và Nhật Bản...” (Hữu Ngọc, “Phạm Tăng và cảm quan vũ trụ”) (Nđd)
Đó là một số ghi nhận của các tác giả về thế giới tạo hình của danh họa
Phạm Tăng. Nhưng đâu là lên tiếng chính thức của họ Phạm về vũ trụ
đường nét của ông?
Căn cứ theo bộ sưu tập về họa sĩ Phạm Tăng, của nhiếp ảnh gia Phạm Hải
Nam, thì ở Giai Phẩm Xuân Bách Khoa, Saigon, 1974, tạp chí này đã đăng
tải một thư rất dài của họ Phạm, gửi cho ông Lê Ngộ Châu, chủ biên tạp chí
Bách Khoa; nhằm trả lời một số câu hỏi Bách Khoa đã gửi cho họa sĩ Phạm
Tăng.
Trong “Lời tòa soạn”, người chủ biên Bách Khoa viết: