uống rượu”, “Tô Hoài cũng ngang đấy chứ”... Tôi nghĩ
đến hai câu thơ chữ Hán trong bài thơ Đối tửu của Nguyễn
Du:
Sinh tiền bất tận tam bôi tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi.
Diễn nghĩa:
Lúc sống không uống cạn hồ rượu
Chết rồi ai rưới ruợu trên mồ cho?
Làm đề tài nghiên cứu khoa học, về bất kỳ vấn đề
nào anh Tô Hoài cũng có chủ kiến riêng. Về vấn đề
tranh luận: làm thơ bằng ý hay bằng chữ ? Ý kiến của Tô
Hoài: làm thơ bằng chữ nhưng vấn đề là người làm thơ
sống những chữ của mình như thế nào? Tôi thấy nói như vậy
cũng là rõ và đủ. Đề tài của chúng tôi được phân thành
nhiều vấn đề. Giải quyết mỗi vấn đề, trong nhóm đề
tài (có Ngọc Trai, Vương Trí Nhàn và tôi) mỗi người viết bài,
sau đó anh Tô Hoài tổng kết. Tôi nghiệm thấy trong bài
tổng kết, anh Tô Hoài hầu như chỉ trình bày những chủ
kiến riêng của anh. Mặt khác, anh Tô Hoài không bao giờ
có ý định đưa ra những ý kiến hướng dẫn, dù là dưới hình
thức góp ý, gợi ý nhẹ nhàng. Riêng tôi thấy cách làm việc
như vậy hết sức dễ chịu. Có một buổi sinh hoạt nhóm tôi
trình bày những ý kiến của tôi về văn hóa làng. Sang buổi
sau anh Tô Hoài đưa tôi cuốn sách của Nguyễn Hồng
Phong về Công xã nông thôn và hỏi: “Hiến đã đọc cuốn
này chưa?”. Quả nhiên tôi chưa đọc cuốn này và đây là một