trong những bộ sử đã công bố, nó phong phú hơn, sống
động hơn, chứa chất kịch tính, xem ra thảm hơn, mà cũng
lớn lao hơn. Cuối cùng thì tôi thông, họp tuần một lần
không phải là nhiều vì đề tài nghiên cứu của chúng tôi có
liên quan mật thiết đến lịch sử văn hóa. Những chuyện anh
Tô Hoài hồi tưởng và kể lại thiên về giải ảo hơn là ảo hóa
những người thật, việc thật. Cách nhìn giải ảo thường là một
nhân tố tiến bộ trong văn hóa, nhất là khi người giải ảo có
ý thức đặt sự thật cao hơn những ước lệ và cấm kỵ. Tô Hoài
quá hiểu lịch sử và lịch sử xem ra cũng nể ngòi bút hồi ký
của ông. Tô Hoài không chỉ là một nhà tiểu thuyết phong
tục có hạng, tác giả Cát bụi chân ai còn là một tác gia hồi ký
bậc thày, vả chăng những truyện hay của Tô Hoài thường là
mang tính chất hồi ký: Giăng thề (1943), Mười năm (1957 ),
Tự truyện (1978), Ba người khác ... Anh Tô Hoài không thích
nói chuyện sách vở nhưng khi nói chuyện đụng đến những
công trình nghiên cứu thì thấy anh có đọc và đọc khá
nhiều. Tôi vẫn cho rằng khổ công đọc sách là một biểu hiện
đáng tin cậy của sự khiêm tốn, có thể giả vờ khiêm tốn
trong ứng xử nhưng đọc sách thì không giả vờ được. Trong
một chuyến thày trò trường viết văn Nguyễn Du hành
hương về Tiên Điền, Nghi Xuân thăm quê hương đại thi
hào có nhà văn Tô Hoài, chủ tịch đầu tiên và cuối cùng Hội
đồng giáo dục Trường Nguyễn Du cùng đi. Trong buổi lễ
viếng mộ, mọi người nín lặng khi nhà văn Tô Hoài bước ra
đứng trước mộ. Ông thắp nhang, rưới rượu lên mồ rồi ông
rót rượu vào cái chén ông cầm trên tay và uống cạn chén
rượu trước mộ Nguyễn Du và trước mặt mọi người. Tôi nghe
tiếng mấy sinh viên viết văn thì thào: “Tô Hoài tranh thủ