quan hải ngoại được thành lập chuyển về phố Đại Nam, số
nhà 71 thì Mạnh lại được điều ra công tác thường trực Hồng
Kông.
Bấy giờ Phùng Chí Kiên đã bốn mươi tuổi, người gầy
sắt, bởi thế có tên thường ngày là Mã Gầy để phân biệt với
đồng chí khác là Mã Béo. Cởi áo, trên mình Mã Gầy
chằng chịt sẹo - các vết thương trận đánh ở những khu Xô
Viết Quảng Tây và trong cuộc trường chinh lịch sử của cách
mạng Trung Quốc.
Cô Phảy ra Hồng Kông và hai người yêu nhau. Hơn ba
năm sau, năm 1941, Mã Gầy về Pắc Bó họp Hội nghị
Trung ương 8 ở Khuổi Nậm. Cô Phảy cũng về chuyến ấy.
Đến Long châu, hai người chia tay. Mã Gầy sang Cao
Bằng. Phảy lại về Lũng Nghìu, hẹn đợi nhau.
Rồi Mã Gầy xuống Bắc Sơn chỉ huy trung đội 1 Cứu
quốc quân. Cuối tháng sau, địch huy động hơn năm nghìn
quân từ bốn phía Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Cạn, Thái
Nguyên tấn công căn cứ quân du kích. Sau những trận ở
Khuổi Nọi, ở Gia Huần, đội du kích rút ra ngoài vòng vây
tránh lên căn cứ địa Cao Bằng. Một cánh cùng Hoàng Văn
Thái, Đặng Văn Cáp sang Bình Gia, Thất Khê rồi qua
Trung Quốc vào Hà Quảng. Cánh Mã Gầy chỉ huy lên châu
Ngân Sơn sang Cao Bằng.
Ngày 19-8-1941, đến Pò Kép châu Nà Rì nghỉ lại, sáng ra
gặp một đám người về châu mua muối, thế là bị lộ. Địch
đưa quân chặn các ngả rừng Ngân Sơn. Ngày 22 tháng 8,
sáng sớm vượt đồi Khau Pàu xã Bằng Đức thì gặp địch.