rít dắt em ra máng nước cọ mặt, cọ chân, cọ tay. Cô Liễu thì
quét nhà, chít lại khăn, phủi bụi áo.
Liễu quét nhà xong, đặt siêu nước lên bếp rồi ra cây ổi
hái lá ổi vào “làm chè”. Tiếng hát nhịp nhàng đưa vào: “ Vì
nước ta phải giặc Tây xâm chiếm...”
- Cô Liễu học được bài hát mới ở đâu thế?
- Đồng chí Hoàng, cán bộ người họ Mán ta dạy cho em
biết.
Càng về chiều càng lạnh tê. Trên núi, con sơn dương
kêu kít kít. Mỗi năm, khi sơn dương về tránh rét đầu núi
thì trời càng trở lạnh thêm. Người ta xúm xít quanh lửa.
Những buổi tối có Tư lên cả làng tụ tập vào bếp lửa nhà
Chẩn. Bây giờ Tư lại mới được biết thêm là Chẩn ngày trước
lấy em gái Quân. Nhưng vợ Chẩn ốm, chết năm ngoái, để
lại con bé mới được mười tháng vẫn ngoẹo ngọ trên lưng bà
già, mẹ Chẩn. Cả nhà trước ở Píc Cáy, bị Tây đồn ở Chợ Rã
lên dồn xuống bắt ở chân núi. Đến Tổng khởi nghĩa mới
bỏ được mà về ở Pá Pầu. Minh thì trước cũng ở Píc Cáy.
Nhưng ở Píc Cáy ho luôn, sốt luôn, “cái ma” nó thổi cho
bụng mỗi ngày một to, không làm gì nên ăn, phải đem vợ con
sang Pá Pầu. Nhà đồng chí Quân cũng đến Pá Pầu. Từ
đấy, Pá Pầu thành làng.
Không cứ gì Tư nói chuyện hay không, Tư đến thì trong
nhà nhộn nhịp, ríu rít. Trẻ con thi nhau hát bài Bắc Sơn .
Chúng nó thuộc lòng cả quyển Vần quốc ngữ , dù chưa đứa
nào biết chữ, chưa đứa nào nói tiếng xuôi được. Tư thường