sàn, cởi áo, ra đứng ngắm nghía xung quanh lán. Rồi Eng
quay lại hỏi mẹ:
- Mẹ à, cái thuổng của nhà đâu?
Eng lấy thuổng ra đào cái lò đặt chảo nấu cám cho lợn.
Tối hôm ấy đào lò xong, Eng ra làng ngủ, còn bó thêm
được một bó đồ đạc trên bếp, để mai bà Nhậm ra khênh
vào rừng. Sáng sớm, Eng phải về huyện tập trung với đội du
kích huyện.
Bà ké Nhậm được năm người con. Pảo lớn nhất, năm nay
hơn ba mươi tuổi, làm ban Việt Minh xã. Từ hôm Pháp nhảy
dù xuống tỉnh, về đóng chợ Phủ, ngày nào cũng có bộ đội,
cán bộ, giao thông qua làng. Người thì tìm liên lạc. Người thì
gọi giao thông. Người lấy gạo. Ai cũng hỏi Việt Minh Pảo.
Thành thử, Pảo cứ đi công tác suốt ngày, cả đêm cũng còn
rong đuốc đi. Cái Sam em Pảo thì lấy chồng ở Khuổi
Trang đã được hai con. Thằng Eng vừa đi hỏi vợ ở Khuổi
Phai. Nó mới lên nhà vợ nó về. Bà định tháng Mười này gặt
xong thì xin cưới. Nhưng bây giờ Tây nhảy dù, nó đi du kích
huyện, biết bao giờ về. Thằng Tương, em nó, mười bốn
tuổi đã làm đỡ được. Còn cái Hả mới biết thổi cơm. Bây giờ
bà Nhậm và cô con gái út ấy phải ở lại lán trong rừng để đuổi
bò, thổi cơm, trông con cho vợ Pảo và quanh quẩn lo ăn cho
hai con lợn. Cả nhà còn dọn nhà, dọn thóc ngoài làng và
nghe Tây đến để chạy. Rồi mấy hôm liền, lại chạy nữa.
Những con lợn to mõm hay kêu và chảo lợn, cả xóm đã mang
đi hết. Cả nhà sắp sẵn chăn áo, mỗi người đeo mấy cái túi.
Họ leo qua quả núi - trời dần dần tối - lên tận những cái
lều canh rãy của người Mán. Bây giờ mới nghỉ lại mở ống