- Cả con bé này cũng bị Anselmus bắt mất hồn, - ông hiệu phó nói đầy ác ý,
- nhưng cũng may, nó biệt vô âm tín, ta biết mà, nó sợ ta, Anselmus, nó
không dám bén mảng tới đây đâu!
Câu cuối cùng ông hiệu phó Paulmann nói rất to, lệ trào ra từ đôi mắt
Veronika lúc này đã tỉnh táo, nàng thở dài:
- Than ôi, làm sao chàng lại có thể đến đây? Chàng bị giam trong chiếc lọ
thủy tinh từ lâu rồi!
- Sao? Cái gì cơ? - hiệu phó Paulmann kêu lên. - Ôi, Chúa ơi - ôi, Chúa ơi -
nó lại lảm nhảm giống như viên lục sự, chắc sắp sửa phát bệnh - gã
Anselmus gớm ghiếc muôn lần đáng nguyền rủa!
Ngay tức khắc ông chạy tới nhà bác sĩ Eckstein, ông này mỉm cười và lại
nói:
- Ôi, ôi!
Ông không kê đơn thuốc, nhưng trước khi đi còn bổ sung đôi lời vào những
từ ngắn gọn mà ông đã thốt ra:
- Suy nhược thần kinh - sẽ tự khỏi - ra ngoài trời - đi dạo chơi - phân tán tư
tưởng - nhà hát “Đứa con cưng” - “Chị em ở kinh thành Praha” - sẽ tự khỏi!
“Thật hiếm khi thấy ông ta nói nhiều lời như vậy”, - hiệu phó nghĩ, - “thực
sự là bẻm mép”.
Nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng qua đi, Anselmus vẫn mất tích, cả
viên lục sự cũng biệt vô âm tín. Nhưng vào ngày mồng bốn tháng Hai, đúng
mười hai giờ trưa, bất chấp cả tiết trời rét thấu xương, viên lục sự
Heerbrand mặc một bộ áo quần mới tinh và hiện đại bằng loại vải tốt nhất,
chân xỏ giầy, đi tất lụa, tay ôm một bó hoa to tướng và tươi thắm, bước vào
phòng ông hiệu phó Paulmann khiến ông này không khỏi ngạc nhiên về sự