lắm nhưng trong đó có nhiều thứ tiền: đô-la, mác, stéc-linh, và lấp lánh các
loại hoa tai, vòng, nhẫn, chuỗi hạt, dây chuyền... nom y như một cửa hàng
mỹ nghệ. Trong góc tủ có một chiếc phong bì lớn màu xanh lơ. Tôi dốc
phong bì xuống. Những tấm ảnh khỏa thân "mốt Pa-ri" lố bịch rơi ngổn
ngang làm tôi ngượng đến chín mặt, thế mà An-cốp-xcai-a vẫn điềm nhiên
như không. Tôi nhét vội tất cả vào phong bì bước ra cửa. Ả gọi giật lại:
— Anh mang đi đâu đấy?
— Vứt vào sọt rác!
— Ấy, đừng dại. Ông Béc-din giữ nó cốt mua vui cho bọn đào đấy.
Tôi nhún vai.
— Cô biết đâu...
Ả mím chặt môi son lại:
— Tôi biết rằng anh không giống Béc-din trước kia. Nhưng tôi khuyên
anh đừng quẳng những thứ ấy đi. Trong nghề của chúng ta không thể lường
trước được mọi tai biến sẽ xảy ra. Vì vậy có khi những vật rất tầm thường
không ngờ lại giúp chúng ta được việc to. Trả nó về chỗ cũ đi - Ả lấy chiếc
phong bì trên tay tôi ném vào góc tủ rồi chậm rãi ra lệnh - Anh hãy đếm kỹ
số tiền này và giữ gìn cho cẩn thận. Còn đồ nữ trang thì để thỉnh thoảng
làm quà cho bọn con gái. Nhớ đấy!
Từ đó về sau theo lời An-cốp-xcai-a khi thì tôi biếu cô này một chiếc
nhẫn, khi thì tặng cô kia một dây chuyền. Họ nhận quà một cách vui vẻ
nhưng hình như họ còn đòi hỏi một sự chăm sóc dịu dàng hơn...
Một bận An-cốp-xcai-a hỏi tôi:
— Béc-din, anh cho tôi biết thế nghĩa là nhút nhát hay là nguyên tắc
cứng nhắc?
Tôi ngơ ngác:
— Cô định nói gì?
— So với Béc-din trước thì anh quá thật thà. Các cô ấy vẫn giận anh
đấy.
Tôi chăm chú nghe ả nói nhưng lại quan tâm đến một khía cạnh khác
với ả.
— Thế cô vẫn gặp họ à?