CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 103

mọi người hoạt động trong một sân chơi được bảo hộ. Alan Greenspan mô
tả hệ thống bó hẹp của thời Chiến tranh Lạnh trong một phát biểu sau đây:
"Những sự điều chỉnh lúc đó đi chậm. Thương mại quốc tế chỉ chiếm phần
nhỏ trong kinh tế nội địa. Các hàng rào thuế quan hạn chế cạnh tranh, và
kiểm soát về vốn làm tắc nghẽn những giao lưu tiền tệ qua biên ải. Nhìn lại,
môi trường kinh tế đó thiếu tính cạnh tranh, yên ả và dĩ nhiên, đã không
mấy đe dọa những ai có chút ít tài năng. Quả thực trước khi công nghệ máy
tính làm xuất hiện các hệ thống tự động hóa, thì các công việc lặp đi lặp lại,
những người thợ thiếu tay nghề đóng vai trò chính và hưởng mức lương
cao trong tương quan với thợ lành nghề. Trong cái thế giới ít đòi hỏi này,
các chính phủ đã có khả năng thiết lập hệ thống an sinh xã hội va cho ra đời
những chính sách về thu nhập công bằng".
Tuy nhiên, Greenspan nói thêm, mức sống trung bình thời đó thấp hơn mức
đáng có và sự đa dạng của sản phẩm trên thị trường không theo kịp những
thay đổi trong đòi hỏi của giới tiêu thụ, nếu so với thực trạng thời nay - thời
của microchip. Những rào cản không cho một loại doanh nghiệp lấn sang
một ngành khác đã khiến cho những thay đổi diễn ra chậm chạp hơn và ít
rủi ro hơn. Nhưng dẫu cho chi phí lao động và giá thành sản phẩm thời đó
có cao hơn và thiếu linh động hơn, thì một bộ phận không nhỏ của xã hội
hiện đại ngày nay vẫn còn lưu giữ những nỗi nhớ về chúng - về cái thời đồ
đá yên ả.
Một ví dụ đặc trưng của cái môi trường kiểm soát kinh tế đó thể hiện ở nền
kinh tế chỉ huy, điều hành từ thượng tầng của nhà nước Xô Viết. Mục đích
của kinh tế Liên Xô không phải là đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng, mà
là ấn định sự kiểm soát của chính phủ trung ương. Vì thế mọi thông tin
thường đi từ dưới lên và mệnh lệnh đi từ trên xuống. Tại một nhà máy sản
xuất giường của Liên Xô, các quản đốc được trung ương trả lương không
theo số giường họ tiêu thụ được, mà theo số lượng thép nguyên liệu họ sử
dụng. Số lượng giường được bán phản ánh sự thỏa mãn của người tiêu
dùng. Số lượng thép sản xuất và sử dụng chính là hình ảnh của quyền lực
nhà nước - đó chính là điều duy nhất nhà nước Liên Xô quan tâm tới, trong
thời Chiến tranh Lạnh. Và trong suốt Chiến tranh Lạnh, do mức độ thay đổi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.