CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 104

và thông tin đều bị kiểm soát chặt chẽ, Liên Xô đã tồn tại.
Tôi sẽ không bao giờ quên được chuyến tháp tùng Ngoại trưởng Bakers
vào năm 1992 đến Chelyabinsk-70, một phức hợp chế tạo bom hạt nhân
của Liên Xô, nằm ở phí đông rặng núi Ural - một nơi tuyệt mật, không bao
giờ được ghi trên bản đồ Liên Xô. Đây được ví như trung tâm Los Alamos
của người Nga, cái nôi của các chuyên viên hạt nhân của đất nước này.
Điều tôi nhớ nhất xảy ra khi chúng tôi nghỉ đêm tại khách sạn Tháng Mười
ở thị trấn Sverdlovsk gần đó. Khi vào thang máy khách sạn tôi thấy số các
tầng được đánh thứ tự 1,3,4,5,6,7,8,9,2. Ai đó đã quên không ghi số 2 vào
nên sau đó gắn 2 vào vị trí cạnh số 9. Bấm số 2 thì người ta vẫn lên được
tầng 2 dù nó ở vị trí số 10. Khách sạn nằm trong một tổ hợp quân sự tinh vi
nhất của người Nga như vậy đấy! Chỉ có trong một hệ thống bị chia rẽ, trì
trề và bị kiểm soát của thời Chiến tranh Lạnh thì mới có lối đánh số thang
máy như vậy.
Hãng IBM trong những năm 70 và 80 cũng hoạt động giống như người Xô
Viết - theo kế hoạch của trung ương. Cấp trên lệnh cho cấp dưới sản xuất
sản phẩm nào và báo cho dưới sản phẩm nào nên cung cấp cho người tiêu
thụ. Một lần tôi hỏi John Chambers, Chủ tịch Hãng Cisco System, ông ta
thấy làm việc cho IBM thời bao cấp ngày trước ra sao. Charmbers nói, đó
là thời những năm 80, thời mà IBM quả đã bắt đầu một chính sách mở cửa,
cho phép nhân viên chất vấn sếp, sếp phải trả lời, nếu không thỏa mãn thì
nhân viên có thể lên sếp lớn hơn để chất vấn tiếp. "Một lần tôi đã thử làm
như vậy", Charmbers nhớ lại, "và một anh bạn cùng hãng gọi tôi ra một chỗ
và nói, "mày thoát được lần này là may rồi, lần sau đừng làm thế nữa nhé".
Có một lúc tôi nói với một trong mấy sếp rằng lô hàng họ muốn có sẽ
không làm vừa lòng khách hàng đâu và sẽ rất tốn nguyên liệu, nhưng ông
này không muốn nghe. Ông ta bảo tôi, "tiền thưởng của tôi nằm trong lô
hàng đó đấy, vậy hãy mang chúng ra cửa hàng và bán cho chạy".
IBM tồn tại được lúc đó là bởi những bức tường ngăn chặn cạnh tranh
trong công nghệ máy tính còn rất cao, những công ty trì trệ vẫn có thể mắc
lỗi, và dù thậm chí làm ăn yếu kém vẫn sống nổi. Những đất nước như Liên
Xô, sở dĩ vẫn tồn tại được là do các bức tường che chắn thông tin còn cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.