CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 15

bán buôn toàn cầu - nó đã thăng hoa thành một cấu trúc quyền lực đã
khuyến khích và nâng cao những xu hướng này, làm cho nước nào muốn
lảng tránh phải trả giá đắt.
Nói tóm lại, có một số điều về kỷ nguyên toàn cầu hóa mới này mà chúng
ta đã từng chứng kiến (nhưng mức độ bây giờ cao hơn nhiều), có một số
điều trước đây chúng ta chưa bao giờ thấy và cũng có điều quá mới đến nỗi
chúng ta chưa hiểu hết chúng. Vì những lý do đó, tôi muốn tóm tắt sự khác
biệt giữa hai kỷ nguyên toàn cầu hóa theo cách này: Nếu kỷ nguyên đầu
tiên thu nhỏ thế giới từ cỡ "lớn" thành cỡ "trung" thì kỷ nguyên toàn cầu
hóa lần này đang thu nhỏ thế giới từ cỡ "trung" thành cỡ "nhỏ".
Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm giải thích bằng cách nào kỷ nguyên toàn
cầu hóa mới mẻ này trở thành hệ thống quốc tế vượt trội vào cuối thế kỷ 20
- thay thế hệ thống Chiến tranh Lạnh - và xem xét cách nó đang định hình
hầu như toàn bộ quan hệ chính trị, thương mại, môi trường trong nước và
quan hệ quốc tế. Theo nghĩa đó, sách nhằm đóng góp vào loạt sách cố gắng
định nghĩa thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Trong số những cuốn được đọc
nhiều nhất trong thể loại này có bốn cuốn: Sự hưng suy của các cường
quốc:Thay đổi kinh tế và xung đột quân sự từ năm 1500 đến 2000 (Paul M.
Kennedy), Kết cục của lịch sử và con người cuối cùng (Francis Fukuyama),
các bài tiểu luận và những cuốn sách của Robert D. Kaplan và cuốn Xung
đột các nền văn minh và sự tái tạo trật tự thế giới (Samuel P. Huntington).
Trong khi các tác phẩm này chứa đựng nhiều chân lý, tôi nghĩ không có
cuốn nào ghi nhận thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh một cách tổng thể.
Cách viết của Kaplan rất sinh động và trung thực nhưng ông lại dùng các
ngóc ngách đen tối nhất của thế giới này rồi khái quát một cách quá tay để
liên hệ số phận của chúng cho phần còn lại của thế giới. Huntington chứng
kiến các cuộc xung đột văn hóa khắp thế giới và mở rộng không cân nhắc
rằng đấy là cuộc xung đột của các nền văn minh dai dẳng, gay gắt, thậm chí
còn tuyên bố cuộc thế chiến kế tiếp, nếu có, "sẽ là chiến tranh giữa các nền
văn minh". Tôi tin cả Kaplan và Huntington đánh giá quá thấp khả năng mà
quyền lực nhà nước, sức hút thị trường toàn cầu, sự lan truyền công nghệ,
sự trỗi dậy của mạng lưới truyền thông và sự lan toả các chuẩn mực toàn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.