CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 21

được sự kiện, ưu tiên cho điều gì, bày tỏ chính kiến và nói về chúng như
thế nào để độc giả hiểu được?
Về nhiều phương diện thì những người đi trước trong tờ báo Times có lợi
thế hơn tôi. Người nào cũng có một câu chuyện xuyên suốt và một hệ thống
quốc tế được định hình sẵn, họ cứ việc ngồi viết. Tôi là ký giả bình luận
quốc tế thứ năm trong lịch sử tờ The New York Times. Mục "Quốc tế" là
chuyên mục lâu năm nhất của tờ báo. Mục này ra đời năm 1937, do bà
Anne O Hare McCormick, một phụ nữ đầy tài năng chấp bút, và lúc đó có
tên là "Tình hình châu Âu"; vì lúc đó đối với hầu hết người Mỹ "châu Âu"
là chuyện quốc tế, và đương nhiên, bình luận viên quốc tế duy nhất của tờ
báo phải đóng tại châu Âu. Theo cáo phó năm 1954 đăng trên tờ The New
York Times, bà McCormick khởi đầu là phóng viên quốc tế "trong tư cách
là vợ của ông McCormick, một kỹ sư vùng Dayton. Bà thường đi cùng
chồng sang châu Âu mua hàng." (Cáo phó trên Tờ The New York Times từ
ngày đó đã trở nên đúng khuôn sáo hơn). Hệ thống quốc tế mà bà
McCormick từng viết là sự rạn vỡ cán cân quyền lực ở châu Âu theo hệ
thống Versailles và phần dạo đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Khi Mỹ trổi lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cưỡi trên lưng thế giới
như một siêu cường vô địch, có trọng trách toàn cầu và tham gia tranh
giành quyền lực với Liên Xô, thì mục "Tình hình châu Âu" năm 1954 đổi
tên thành "Quốc tế". Bỗng nhiên, cả thế giới trở thành sân chơi của Hoa
Kỳ, và cả thế giới chỗ nào cũng quan trọng, vì mọi ngõ ngách trên thế giới
đều có sự tranh giành với Liên Xô. Hệ thống Chiến tranh Lạnh, với sự tanh
giành ảnh hưởng và tính vượt trội giữa tư bản phương Tây và cộng sản
phương Đông, giữa Washington, Moskva và Bắc Kinh, trở thành câu
chuyện xuyên suốt cho ba bình luận viên sau đó của mục "Quốc tế", tờ The
New York Times, suy nghĩ và viết lách.
Vào lúc tôi bắt đầu đảm nhận mục này, hồi đầu năm 1995, Chiến tranh
Lạnh đã kết thúc, bức tường Berlin đã sụp đổ và Liên Xô là chuyện lịch sử.
Tôi may mắn được chứng kiến tại điện Kremlin những hơi thở cuối trong
cơn hấp hối của Liên Xô. Đó là ngày 16-12-1991. Ngoại trưởng Hoa Kỳ
James A.Baker lúc đó đang ở thăm Moskva, cùng lúc Boris Yeltsin đang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.