CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 23

phải là Chiến tranh Lạnh. Nên chúng tôi gọi là Hậu Chiến tranh Lạnh.
Càng đi nhiều tôi càng nhận thấy chúng ta ngày nay không phải đang tồn
tại trong một thế giới hỗn mang, thiếu nhất quán và khó định nghĩa của thời
Hậu Chiến tranh Lạnh. Ngược lại, chúng ta đang ở tong một hệ thống quốc
tế mới. Hệ thống này có lôgic, có quy luật, có áp lực và có động lực riêng
của nó - nó đáng được gọi bằng cái tên riêng - "toàn cầu hóa". Toàn cầu hóa
không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynh hướng nhất
thời. Nó là một hệ thống quốc tế - một hệ thống chủ đạo, thay thế Chiến
tranh Lạnh sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Chúng ta cần hiểu toàn cầu
hóa theo nghĩa như vậy. Nếu trong hình sự có khái niệm thời hiệu, thì chắc
cũng phải có một thời hiệu nhất định đối với những khái niệm hoa mỹ trong
chính sách đối ngoại. Với suy nghĩ đó, khái niệm "thế giới thời kỳ Hậu
Chiến tranh Lạnh" phải được chấm dứt. Bây giờ chúng ta đang ở trong hệ
thống toàn cầu hóa.
Khi nói toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh như một hệ thống định
hình thế giới, chính xác là tôi đang nói điều gì?
Tôi muốn nói rằng trong vai trò là một hệ thống quốc tế, Chiến tranh Lạnh
có cấu trúc quyền lực riêng: cán cân lực lượng giữa Hoa Kỳ và Liên Bang
cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh Lạnh có những luật lệ
riêng: trong quan hệ đối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập
vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; trong kinh tế, những nước
kém phát triển chú tâm vào việc phát triển những ngành công nghiệp quốc
gia của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở
xuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung thắt lưng buộc bụng và
phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết. Chiến tranh
Lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó: cuộc chạm trán giữa chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa tư bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay cải tổ
(perestroika). Chiến tranh Lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ
Đông sang Tây bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía
Bắc thì đều đặn hơn. Chiến tranh Lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: thế giới
được chia thành phe xã hội chủ nghĩa, phe tư bản chủ nghĩa và phe trung
lập; nước nào cũng thuộc về một trong những phe này. Chiến tranh Lạnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.