CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 227

bầy thú trong giao đoạn dài hơi. Bởi vì bạn không thể duy trì một phần
mềm tốt trong một chế độ toàn trị, một chế độ mà bản thân nó không tự
chịu trách nhiệm, không giao phép tự do lưu thông thông tin, không cho
phép một nền tư pháp độc lập hoạt động để thanh trừng tham nhũng và
không cho phép tổ chức tuyển cử tự do đặng có thể thay đổi bộ máy quản
lý về chính trị".
Chỉ bầu cử không thôi cũng không đủ để đảm bảo quản lý đúng đắn; Nga
và Pakistan là hai minh chứng cho điều đó. Ngược lại nếu chỉ cài đặt các hệ
điều hành và phần mềm hiện đại trong một đất nước nhưng không tổ chức
bầu cử thường xuyên và tự do để có thể xóa bỏ các vị lãnh đạo tham nhũng,
thì cũng hỏng việc. Chính vì thế các vị lãnh đạo thông thái trong các nước
đang phát triển sẽ là những người hiểu nhanh nhất rằng nếu không được
bầy thú giúp đỡ thì sẽ không có tăng trưởng, nếu không có các phần mềm
và hệ điều hành đúng đắn thì bầy thú sẽ không đến, và nếu không có tuyển
cử tự do thì sẽ không xây dựng được các cơ chế quản lý đúng đắn.
Trong khi cái lô-gic về cách mạng toàn cầu khiến tôi lạc quan tin rằng bầy
thú ngày càng đóng góp nhiều hơn vào quá trình dân chủ hóa, thì thực tế
vẫn khiến người ta phải thận trọng. Không có chuyện cứ trực tiếp móc nối
với bầy thú thì các phần mềm sẽ tốt hơn, hệ điều hành và dân chủ sẽ được
mặc nhiên chuyển đến cho bạn. Bạn phải tự hành động. Xây dựng phần
mềm về cơ bản là một quá trình mang tính chính trị, có con người thực
tham gia và phải chịu những kháng cự mang tính chính trị, kinh tế, lịch sử
và văn hóa. Không có đường tắt và dân chúng thường phải chật vật mới học
được những bài học mới. Hoa Kỳ được như ngày hôm nay là nhờ có 200
năm thăng trầm với những chu kỳ khủng hoảng trong việc đầu tư vào
ngành đường sắt, những đổ bể trong hệ thống ngân hàng, những cuộc phá
sản lớn, độc quyền sinh ra và độc quyền bị tiêu diệt và vụ vỡ thị trường
chứng khoán năm 1929 và vụ khủng hoảng tín dụng và các khoản vay trong
những năm 80. Không có chuyện nước Mỹ bẩm sinh đã trở nên giàu có.
Một lần tôi hỏi Anatoly Chubais, kiến trúc sư của cuộc cải tổ kinh tế nửa
vời ở nước Nga, về những khó khăn nước này gặp phải khi chuyển sang
kinh tế thị trường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.