CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 278

McKinsey, đã tiến hành một nghiên cứu lớn về kinh tế Nga trong thời kỳ
1999. "Nhiều người đã chỉ ra thực tế là do tổ chức liên tục các cuộc tuyển
cử tự do, nước Nga đã đi đúng hướng. Nhưng câu hỏi thật sự là: Liệu nước
Nga đã có những ứng cử viên xứng đáng chưa? Họ có những nhà chính trị
hiểu được nước Nga ngày nay cần gì và sẵn sàng đáp ứng chưa? Câu trả lời
là: Chưa. Người mà nước Nga cần là một phiên bản của Rooservelt.Họ cần
một nhà chính trị tinh nhanh, thật thà và hiểu biết sâu rộng, người thu hút
được các chuyên gia và đi đầu một quá trình dân chủ, thiết lập các chính
sách xã hội và những luật lệ thích đáng giúp tạo nền móng cho sự tăng
trưởng."
Tôi vẫn hi vọng rằng cũng như ở Pháp, một thế hệ mới đang trưởng thành
tại Nga, họ sẽ hiểu được hệ thống toàn cầu hóa và đòi hỏi cho có được
những công cụ và bộ máy quản lý để phát triển đất nước trong toàn cầu
hóa. Tháng 11/1999 tôi đến dự một hội thảo về cạnh tranh ở Colombo, Sri
Lanka do USAID tổi chức. Cử tọa gồm các nhà kinh tế và thương gia của
Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Nepal. Một trong những người
diễn thuyết chính của hội thảo là cựu Tổng thống Costa Rica, ông Jose
Maria Figueres. Ông đã dành một tiếng đồng hồ, trước một cử tọa thật
chăm chú, để miêu tả việc Costa Rica thu hút hãng Intel xây dựng một nhà
máy ở nước này và thích nghi vào cuộc Cách mạng Thông tin. Cử tọa Nam
Á có ấn tượng sâu sắc, và khi đến phần chất vấn thì hết người này đến
người khác đứng dậy hỏi vị cựu Tổng thống: "Ông có muốn ứng cử chức
Tổng thống ở đất nước của tôi không?"
Đó là một khung cảnh đầy ấn tượng. Dân chúng từ nhiều quốc gia đứng lên
đề nghị vị cựu lãnh đạo một nước khác tranh cử để lãnh đạo đất nước của
họ - mà không cảm thấy xấu hổ. Điều này cho thấy trong thời đại mới khi
dân chúng ngày càng hiểu thêm về cảnh sống của người khác - đặc biệt thế
hệ từ 30-40 tuổ, được giáo dục - họ sẽ không chấp nhận chịu đựng mãi mãi
một sự quản lý tồi về chính trị. Một phụ nữ người Sri Lanka, 46 tuổi, viên
chức ngân hàng, tham dự hội nghị đã bày tỏ sự phẫn uất của chị một cách
rất hay: "Chúng tôi đã để mất 25 năm," chị nói, "năm 1964 Lý Quang Diệu
(cựu Thủ tướng Singapore) đến Sri Lanka và nói Singapore cần phải trở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.