CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 28

Keynes, muốn thuần hóa chủ nghĩa tư bản, thì trong toàn cầu hóa có kinh tế
gia Joseph Schumpeter và Andy Grove, Chủ tịch tập đoàn Intel, cả hai đều
muốn thả lỏng con thú tư bản chủ nghĩa. Schumpeter, cựu Bộ trưởng Tài
chính của nước Áo và cựu Giáo sư Trường Kinh doanh, Đại học Harvard,
đã bày tỏ quan điểm trong tác phẩm nổi tiếng Chủ Nghĩa Tư Bản, Chủ
Nghĩa Xã Hội và Dân Chủ, cho rằng điều cốt lõi của chủ nghĩa tư bản là
quá trình "hủy diệt sáng tạo" - một chu kỳ không ngừng đào thải những sản
phẩm và dịch vụ lỗi thời và thay thế chúng bằng những sản phẩm và dịch
vụ mới, hữu hiệu hơn. Andy Grove đã lấy lối suy nghĩ của Schumpeter
rằng "chỉ có những kẻ hoang tưởng mới tồn tại", làm đầu đề cuốn sách của
ông, kể về cuộc sống trong Thung lũng Silicon, và biến nó thành khuôn
mẫu cho nhiều doanh nghiệp trong thời tư bản toàn cầu hóa. Grove là người
giúp quảng bá cho quan điểm rằng sáng kiến cải tiến táo bạo, thay đổi công
nghệ hiện đang diễn ra nhanh chóng hàng ngày, hàng giờ. Do những đột
phá kỹ thuật, những phát minh của bạn có thể nhanh chóng bị lỗi thời hoặc
nhanh chóng trở thành hàng hóa - cả hai khả năng có thể diễn ra chỉ trong
thoáng chốc. Do đó, chỉ những kẻ hoang tưởng, cả lo, chăm chăm nhìn
đằng sau xem có ai đó sáng chế được điều gì mới hơn sản phẩm của họ, và
cố gắng đi trước một bước, thì mới sống sót. Những quốc gia sẵn sàng để
cho chủ nghĩa tư bản nhanh chóng thải đi những công ty làm ăn thua lỗ của
mình, rồi tập trung tiền đầu tư cho những doanh nghiệp làm ăn tốt hơn, sẽ
thực sự tiến bước trong thời đại toàn cầu hóa. Những quốc gia nào ỷ lại vào
chính phủ bảo trợ cho những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, tránh né sự
đào thải sáng tạo nói trên rồi sẽ tụt hậu trong thời toàn cầu hóa.
James Surowiecki, bình luận viên kinh doanh của tạp chí Slate đã điểm
cuốn sách của Grove và tóm tắt rất khúc chiết những điểm tương đồng giữa
Grove và Schumpeter, là cốt lõi của kinh tế toàn cầu. Đó là lý thuyết: "Sáng
tạo sẽ thay thế truyền thống. Hiện tại và có lẽ tương lai sẽ thay thế quá khứ.
Không có gì quan trọng bằng những điều sắp xảy ra, và liệu những điều đó
có xảy ra hay không lại tùy thuộc vào khả năng có thể đảo ngược được
những gì hiện có. Bối cảnh đó thuận lợi cho sáng tạo nhưng gây nhiều khó
khăn cho cuộc sống bình thường, vì con người ta vốn dĩ chỉ mong hướng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.