CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 371

Tôi biết rằng về nhiều mặt, một nền kinh tế hai tầng như vậy là điển hình
trong nhiều giai đoạn của lịch sử nước Mỹ và sự nổi dậy của tầng lớp trung
lưu là một hiện tượng thực sự trong những năm giữa thế kỷ 20. Cha tôi sẽ
không tài nào hiểu được chuyện không thể đủ tiền đi xem một trận đấu
bóng rổ, nhưng tôi có thể dám chắc là ông nội của tôi đã có thể hiểu được
điều đó. Nhưng không may là cháu tôi sau này chắc cũng phải hiểu và
chứng kiến điều đó.
Tôi dùng hình ảnh NBA làm một ví dụ không phải do tôi đồng cảm với
những cầu thủ lương tối thiểu 272.250 đô-la/năm, mà vì nó phản ánh rõ
ràng sự khác biệt về thu nhập đã và đang tạo những phản ứng khắp nơi trên
thế giới chống lại toàn cầu hóa. (Tôi sẽ bàn chi tiết trong chương sau).
Những hố ngăn cách về thu nhập đã xuất hiện khá nhiều ở bên ngoài nước
Mỹ nơi những giai cấp trung lưu có số lượng nhỏ hơn, và những luật lệ
chống độc quyền cũng như chia sẽ phúc lợi không chặt chẽ như ở Mỹ. Đây
là một trong những tình thế tiến thoái lưỡng nan trong kinh tế toàn cầu hóa:
Áo nịt nạm vàng, Bầy Thú Điện Tử, thương mại và thị trường tự do, tất cả
khiến cho toàn thể xã hội tạo ra nhiều của cải và thu nhập nhiều hơn. Đó là
thực tế. Nhưng những nguồn thu nhập đang ngày càng được phân chia
không cân bằng và cùng với điều đó, cái chủ nghĩa tư bản đươc ăn cả, tự do
khai thác đã trở nên mang mầm mống gây đảo lộn xã hội. Nhưng nếu cứ
sống mãi với một nền kinh tế đóng cửa, được điều tiết chặt chẽ bằng cơ chế
quan liêu thì toàn bộ xã hội sẽ nghèo đi và hỗn loạn càng có cơ diễn ra và
diễn ra ở mức cao hơn - mà cũng không tạo ra được nguồn của cải để cứu
giúp những người khốn khó.
Hãy nhìn trường hợp Cuba của Fidel Castro trong những năm 90... Fidel
Castro đã hé mở cửa kinh tế Cuba và cho phép hình thành một khu vực
kinh doanh tự do, điều đó ngay lập tức khiến xuất hiện những khoảng cách
lớn về thu nhập. Một hướng dẫn viên du lịch nói với tôi khi tôi sang Cuba
năm 1999: "Ngày trước tôi có thể có hai đôi giày và ông có ba đôi. Nhưng
ngày nay, vì là hướng dẫn viên và có ngoại tệ, tôi có thể có tới 30 đôi giày,
trong khi ông vẫn chỉ có ba đôi." Về lâu dài, những khoảng cách thu nhập
đó, nếu tiếp tục mở rộng, sẽ trở thành những cái gót chân Asin của toàn cầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.