CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 372

hóa. Có điều gì đó không ổn định về cái thế giới đang bị công nghệ, thị
trường và viễn thông, khâu dệt lại cho chặt chẽ trong khi các giai cấp xã hội
bị tách xa nhau hơn, ngày càng xa. (Chương cuối cùng của cuốn sách, tôi sẽ
nói đôi lời về những giải pháp.)
Hãy xem xét mẩu tin sau mà tôi tình cờ đọc được trên các nguồn tin thông
tấn: "PORT-AU-PRINCE (Reuters) - Haiti, đất nước nghèo nhất Tây bán
cầu, lần đầu tiên sẽ được trang bị điện thoại di động từ chối tháng tám
1998, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho biết vào hôm thứ
sáu. Chỉ có thiểu số các gia đình giàu có, giới đầu tư nước ngoài và thương
gia mới có khả năng trả tiền dùng dịch vụ này. Thu nhập bình quân của
người dân Haiti là khoảng 250 đô-la, giá nối mạng là 100 đô-la, và mức
dịch vụ bảo hành hàng tháng là 20 đô-la." Nói cách khác, đối với thiểu số
toàn cầu hóa trong dân chúng Haiti thì điện thoại di động là một dụng cụ
làm việc hàng ngày, còn đối với đa số dân ở đó thì điện thoại di động là hai
năm lương của họ.
Một hiện tượng bất ổn, nhưng không phải là hy hữu. Theo báo cáo của tổ
chức Phát triển Dân số của Liên Hiệp Quốc, thì Internet nối kết dân chúng
trong một hệ thống toàn cầu mới, nhưng cơ hội để sử dụng Internet vẫn chỉ
nằm tại phần lớn trong các nước giàu có. OECD chiếm 19 phần trăm dân số
thế giới nhưng chiếm 91 phần trăm tổng số người sử dụng Internet.
Bulgaria có số máy chủ nhiều hơn tổ số máy chủ ở vùng tiểu Sahara, châu
Phi, trừ Nam Phi. Ở Hoa Kỳ và Thụy Điển, cứ một ngàn người thì có 600
đường điện thoại trong khi ở Chad thì một ngàn người thì chỉ có một người
có điện thoại. Nam Á, với 23 phần trăm dân số thế giới, chỉ chiếm một
phần trăm trong số người sử dụng Internet trên thế giới. Tiếng Anh được sử
dụng trong 80 phần trăm các trang mạng mặc dù trên thế giới cứ 10 người
thì chưa tới một người biết tiếng Anh. Các nước công nghiệp chiếm giữ 97
phần trăm tác quyền các sản phẩm trên thế giới. Tôi chắc rằng các công cụ
thông tin và Internet sẽ tiếp tục được phổ biến nhanh hơn là mọi người
nghĩ, nhưng sự chia rẽ, bất bình đẳng về kỹ thuật số là đã rõ và đang góp
phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, một phần năm dân chúng trong các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.