CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 373

nước có thu nhập cao cho ra 86 phần trăm tổng sản phẩm nội địa, chiếm 82
phần trăm thị trường xuất khẩu, 68 phần trăm lượng đầu tư nước ngoài trực
tiếp và 74 phần trăm đường điện thoại trên thế giới. Còn một phần năm dân
số nghèo đói trong các nước nghèo nhất chiếm khoảng một phần trăm trong
các con số kể trên. Không lấy gì làm ngạc nhiên là cái một phần năm giàu
nhất tiêu thụ 45 phần trăm lượng thịt và cá, trong khi số một phần trăm
nghèo khó chỉ tiêu thụ 5 phần trăm lượng thức ăn đó.
Và cái hố ngăn cách đó ngày càng rộng ra. Trong những năm 60, 20 phần
trăm dân số thuộc các nước giàu có nhất có thu nhập cao gấp 30 lần thu
nhập của số dân nghèo nhất thế giới, cũng chiếm 20 phần trăm trong dân số
thế giới. Nhưng vào năm 1995, tổng thu nhập của những người giàu tăng
82 lần. Chẳng hạn ở Brazil trong năm 1960, 50 phần trăm dân số là người
nghèo, họ chiếm 18 phần trăm thu nhập của đất nước. Đến 1995, họ chỉ còn
chiếm 11,6 phần trăm tổng thu nhập trong toàn quốc, trong khi con số 10
phần trăm giàu có của Brazil chiếm giữ tới 63 phần trăm tổng thu nhập toàn
dân. Tại nước Nga, số 20 phần trăm người giàu có nguồn thu nhập gấp 11
lần tổng thu nhập của số 20 phần trăm nghèo túng ở đây. Năm 1998, báo
cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết, nhờ có toàn cầu hóa, các thương gia đang
bán sản phẩm của họ cho "các nhóm thượng lưu toàn cầu", "tầng lớp trung
lưu toàn cầu," và các "thanh thiếu niên toàn cầu," vì dù đang sống ở đâu họ
cũng đang theo đuổi một trào lưu tiêu thụ thống nhất: nghe loại nhạc, xem
băng video và mặc áo phông có thương hiệu "thịnh hành trên thế giới."
"Hậu quả sẽ ra sao?" báo cáo này đặt câu hỏi. "Trước hết một loạt các lựa
chọn được đặt ra cho rất nhiều người tiêu thụ - nhưng rất nhiều người trong
số đó không đủ tiền để mua. Và sức ép tiêu thụ ngày càng lên cao. "Trào
lưu đua đòi đã khiến dân chúng chuyển từ việc tiêu tiền để đủ ăn, đủ mặc,
sang việc đua đòi với hàng xóm, rồi đến mức mua sắm bắt chước lối sống
của những nhân vật giàu có và nổi tiếng thường chỉ xuất hiện trên truyền
hình và phim ảnh."
Đến bất cứ đất nước đang phát triển nào bạn cũng gặp nhan nhản những hố
ngăn cách giàu nghèo. Khi sang Rio de Janeiro, tôi đến phỏng vấn dân
chúng vùng Rocinha, nơi họ chen chúc sống trong các khu ổ chuột tạm bợ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.