CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 385

Một ý tưởng mà thế giới chào đón.
Ngay cả những kẻ không lấy gì làm thông thái
Cũng có thể học cách siết ốc mãi mãi,
Và lắp tay quay hay kéo cần gạt...
Lạy thánh, ngày nay, nếu không thông minh thì không ai có thể học để cách
sản xuất chip vi tính suốt đời. Những nghề tốt đẹp nhất đòi hỏi rất nhiều kỹ
năng. Mỗi lần tôi viết một câu chuyện về cơ quan viện trợ Mỹ, USAID,
thường có nhiệm vụ đào tạo dạy nghề và viện trợ kinh tế cho các nước đang
phát triển ở châu Phi, cố gắng dùng kỹ thuật của họ để khôi phục những
khu dân cư nghèo đói vùng Baltimore. Hay như hàng tít trên tờ Baltimore
Sun hô hoán: "Baltimore sẽ thử áp dụng đơn thuốc của Thế giới thứ ba."
Một lý do Baltimore kêu gọi sự trợ giúp của USAID là vì những con rùa
của thành phố này đơn giản đã không theo kịp bước tiến của "Thế giới Đi
nhanh". Một viên chức của thành phố đã giải thích một cách rành mạch:
Trong những năm 60, bà này nói, nhà tuyển dụng việc làm lớn nhất trong
thành thố là Tập đoàn thep Bethlehem. Bạn có thể kiếm một việc làm trong
nhà máy luyện thép chỉ với tấm bằng phổ thông hoặc thấp hơn, để kiếm
sống, mua một căn nhà, nuôi con và gửi chúng vào đại học. Có nghĩa là
giấc mơ của Mỹ dành cho cả những con rùa và những khu dân cư nhiều
khó khăn. Ngày nay, nhà tuyển dụng lớn nhất ở Baltimore là Trung tâm Y
tế John Hopkins. Nếu không muốn trở thành một lao công, thì bạn phải có
bằng đại học mới mong được mời phỏng vấn xin việc ở trung tâm này.
Những con rùa thì không có cách gì vào được. Và bạn sẽ không có cách gì
xin vào đó được nếu bạn thuộc vào số 150.000 người thất học (trong tổng
số dân 730.000 ở Baltimore). (Các viên chức Baltimore thắc mắc vì sao
những người nghèo thành thị không tận dụng những chương trình xã hội
dồi dào vốn có sẵn trong thành phố đó, đến khi họ nhận ra rằng những
người dân đó thậm chí không biết đọc những bảng hiệu. Đó là một lý do
khiến họ phải mời USAID: cơ quan này đã cho ra đời một loạt các tranh vẽ
các nhân vật biếm họa và những thiết bị nghe nhìn vốn dùng để giải quyết
nạn mù chữ ở châu Phi. "Anh có biết được điều trớ trêu?" Bác sĩ
PeterBeilenson, Chủ nhiệm Ủy ban Y tế của Baltimore nói trong cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.