CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 394

kêu chuông liên tục trong suốt hai giờ tàu chạy, giai điệu chuông khác
nhau, liên miên đến mức có lúc tôi muốn đứng dậy dùng ba toong làm nhạc
trưởng cho dàn nhạc chuông điện thoại. Tôi chán nghe nhạc điện thoại di
động đến mức nóng lòng muốn được xuống tàu. Trong khi những điện
thoại đó thi nhau reo chuông trong toa tàu, thì bên ngoài là cảnh sông Nile,
dọc bờ sông là những dân làng người Ai Cập đang cày ruộng, dùng cày và
trâu kéo giớng như những gì tổ tiên của họ làm ăn từ cái ngày xây dựng
kim tự tháp Pharaoh. Tôi không thể tưởng tượng được một hố ngăn cách
rộng lớn hơn thế về công nghệ trong một đất nước - trong toa tàu là Ai Cập
năm 2000 sau Công nguyên, ngoài toa tàu là Ai Cập năm 2000 trước Công
nguyên.
Hình ảnh thứ hai là lần đến thăm Yousef BoutrousGhali, Bộ trưởng Kinh tê
của Ai Cập, người từng học ở MIT. Khi tôi đến tòa nhà của ông ta thì một
người trông thang máy, một nông dân Ai Cập, chờ tôi ở thang máy, anh có
chìa khóa để vận hành thang máy. Trước khi đút chìa khóa vào mở cho
thang máy hoạt động, anh ta đã khấn theo kinh Koran: "Nhân danh Chúa,
đấng từ bi và tinh thần." Là một người nước ngoài, bạn có thể rất hoảng khi
thấy người trông thang máy khấn khứa trước khi đóng cửa thang máy để
lên lầu, nhưng đối với anh ta, đó chỉ là một thói quen văn hóa, cắm rễ sâu
trong truyền thống của anh. Một lần nữa ta thấy sự tương phản: ông
Boutros Ghalis, đầu tàu kỹ thuật cao dẫn dắt toàn cầu hóa, một bên là người
trông thang máy, cứ mỗi lần cho thang chạy là lại khấn vái.
Những cảnh đó phản ánh cho tôi thấy sự căng thẳng thực sự trong lòng Ai
Cập: Trong khi giới thượng lưu nhỏ bé, được trang bị điện thoại di động
đang cố sức để được nối mạng, nhập vào con tàu kinh tế toàn cầu, thì phần
đông những người khác bị bỏ rơi hoặc để mất đi bản sắc của họ khi cố sức
chạy theo con tàu đó. Sau một tuần trò chuyện về phí tổn và lợi ích của
toàn cầu hóa, tôi ngạc nhiên thấy phần đông người Ai Cập, gồm rất nhiều
những trí thức, chỉ thấy ra được tổn phó. Càng giải thích về toàn cầu hóa,
càng làm cho họ khó chịu. Sau cùng, một ý nghĩ đến với tôi rằng tôi đang
đối diện với điều mà các nhà nhân chủng học gọi là "sự hiểu lầm có hệ
thống." Sự hiểu lầm đó sinh ra khi cái khuôn mẫu của bạn khác hẳn với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.