CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 395

khuôn mẫu của người khác, mà không thể dùng thông tin bổ sung để làm
cho chúng khớp với nhau.
Sự khó chịu của dân Ai Cập đối với toàn cầu hóa bắt rễ từ nỗi sợ hãi hợp lý
rằng họ không có đủ công nghệ để cạnh tranh. Nhưng nó cũng bắt rễ từ một
điều mang tính văn hóa - và không chỉ là điều mà một giáo sư đại học Cairo
nói với tôi: "Toàn cầu hóa có nghĩa là chúng tôi phải hết thảy trở thành
người Mỹ?" Sự khó chịu ăn sâu hơn nữa, và bạn phải hiểu được nó nếu
muốn biết thêm về những chống đối nhằm vào toàn cầu hóa từ những xã
hội truyền thống. Nhiều người Mỹ dễ dàng tiếp thụ hiện đại hóa, kỹ thuật
và Internet vì họ biết chúng là những công cụ cho họ thực hiện lựa chọn.
Lợi ích của những công cụ đó là trang bị và tăng cường lợi thế cho các cá
nhân. Nhưng trong các xã hội truyền thống như Ai Cập chẳng hạn thì các
tập thể, các nhóm người thường có vai trò quan trọng hơn các cá nhân; vậy
nếu tăng cường cho các cá nhân thì sẽ dẫn tới chia rẽ trong xã hội. Vậy toàn
cầu hóa đối với họ không những mang ý nghĩa họ phải ăn món McDonald
s, mà còn có nghĩa là sự thay đổi quan hệ giữa cá nhân và nhà nước và cộng
đồng một cách tiêu cực, dẫn tới chia rẽ xã hội.
"Liệu toàn cầu hóa phải là để chúng tôi cứ mặc xác những người nghèo
phải tự lo thân?" Một phụ nữ Ai Cập có tri thức đã hỏi tôi. "Làm sao chúng
tôi có thể tư hữu hóa trong khi không có hệ thống phúc lợi xã hội?" Một
giáo sư đặt câu hỏi. Khi chính phủ ở nước này nói sẽ "tư hữu hóa" một
ngành công nghiệp thì phản ứng bản năng của dân Ai Cập sẽ là: hình như
có điều gì đó đang "bị đánh cắp" từ nhà nước, lời của một viên chức cao
cấp của Ai Cập.
Sau những cuộc tranh luận đó tôi nhận thấy phần đông dân Ai Cập hiểu về
toàn cầu hóa như một sự thất vọng kết hợp với sự cần thiết, chứ không phải
là một cơ hội, điều đó cũng dễ hiểu. Toàn cầu hóa là cách thích nghi với
một đe dọa từ bên ngoài, trong khi không tăng thêm được quyền tự do. Tôi
cũng nhân ra rằng những ý thức hệ trước đây của họ - chủ nghĩa dân tộc Ả
rập, chủ nghĩa phát xít - đã có ảnh hưởng mạnh, mặc dù không mang lại lợi
ích gì về kinh tế. Nhưng chủ nghĩa toàn cầu hóa hoàn toàn không giống thế.
Khi bạn nói với một xã hội truyền thống rằng họ phải cắt giảm biên chế, rút

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.