CHIẾC LEXUS VÀ CÂY Ô LIU - Trang 450

phúng. Nhưng cách đây ba năm, [1995] chương trình này có một tiểu phẩm
trào phúng về hai bố mẹ ở một vùng thôn quê gọi cho con trai của họ đang
theo học ở Mỹ. Họ hỏi con trai, "Hôm nay ngày tết, con khỏe không?" Cậu
nói rất khoẻ và có kế hoạch sẽ về quê hương sau khi hoàn thành luận án
tiến sĩ của cậu ở Mỹ. Bố mẹ rất mừng khi nghe điều đó. Câu thoại mà tôi
nhớ nhất là bố mẹ nói với cậu con trai rằng Trung Quốc giờ đây có nhiều
điều cũng tốt đẹp như ở nước Mỹ vậy. Họ nói: "Con sang đó rửa bát cho
người Mỹ. Giờ đây chúng ta nên có những người Mỹ sang đây rửa bát cho
chúng ta."
Ngày 14/12/1997 khi đang bay từ Nhật Bản về Mỹ, tôi đọc phần thư gửi tòa
soạn trong tờ japan Times số ngày hôm đó. Tôi rất thích mục này trên báo
chí của bất cứ nước nào khi sang đó công cán, vì tôi bao giờ cũng tìm được
những mẩu nhận xét rất lý thú. Lần này tôi thấy có thư của thính giả mang
tựa đề "Sự xấc ngược của Mỹ," thư này mang ý kiến chung của rất nhiều
người. Nội dung viết là: "Không bút nào tả xiết về những chiến thuật ăn
hiếp đang tiếp tục của Hoa Kỳ. Lần này, tôi đọc thấy Hoa Kỳ khước từ ký
vào bất cứ hiệp định nào [tại Hội nghị về thay đổi khí hậu Kyoto], nếu ba
"đòi hỏi" của họ không được đáp ứng... Tôi không bao giờ coi nhẹ thực tế
trong lịch sử: Hoa Kỳ thường ra tay "giúp đỡ" nếu có thể - nhưng "đất nước
vĩ đại nhất của thế giới" (họ tự xưng, không phải tôi đặt danh hiệu cho họ
như thế) phải học hỏi về sự khiêm nhường. Những sự việc gần đây cho thấy
nước Mỹ bước lên địa vị vinh quang chỉ là do những thất bại về chính trị và
kinh tế của những đối thủ của nó. Nhưng lòng tự hào rồi sẽ dẫn đến sự sụp
đổ. Chính phủ Mỹ hãy nhớ điều đó." Ký tên: Andrew Ogge. Tokyo.
Tôi đến Ấn Độ vào năm 1998 sau khi có cuộc thử nghiệm hạt nhân ở đó và
Trung tướng Ấn Độ đã nghỉ hưu V.R. Raghavan, vốn là tư lệnh hành quân
của Lục quân Ấn Độ, nay là nhà phân tích cho Nhóm Chính sách Delhi, kể
với tôi rằng ông vừa tham gia một hội thảo quốc tế về vấn đề hạt nhân. Đến
dự gồm đại diện người Anh, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, cùng nhiều nước
khác. "Vào một lúc giải lao chúng tôi đã đi thăm một ngôi làng nhỏ của Ấn
Độ, tôi chỉ cho khách những cửa hiệu, nhà cửa và việc phân bò được sử
dụng làm chất đốt," Tướng Raghavan nói. "Nhưng lý thú nhất là khi chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.