tư, nhưng hắn không muốn làm việc cho một ngân hàng Nhật Bản.Hắn
muốn làm việc cho một ngân hàng quốc tế. Những cơ sở mà thời chúng tôi
còn trẻ rất muốn gia nhập, như các ngân hàng lớn, nay đang vỡ vụn ra. Đó
là điều mới mẻ. Vợ tôi không hiểu con trai nói gì. Vậy hắn giải thích với
mẹ, "Nếu mẹ muốn biết con đang mong muốn điều gì thì hãy xem phim
này." Nói đoạn con trai đưa cho mẹ cuốn băng video bộ phim Tiền của
người khác, nói về một nhà tài chính người New York tiếp nhận [và vực
dậy] một công ty đang lụn bại ở New England. Vợ tôi vẫn còn lo lắng."
Một người bạn Nhật Bản khác làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng các quản
trị viên đã cho tôi biết là chị rất khó kiếm người Nhật sang làm cho các
công ty Mỹ. Vì những công ty của Mỹ, không giống những hãng xưởng của
Nhật, được biết đến ở nước này qua danh tiếng "ba Ks - bao gồm kitsui,
"đòi hỏi cao; kaiko," dễ đuổi nhân viên "khi nhân viên không làm được
việc; và kyoso, "cạnh tranh." Nhưng nước Nhật đang thay đổi, và người
Nhật cũng đang thay đổi. Bạn tôi kể rằng hiện nay chị sẽ nói với khách
hàng rằng: "Thậm chí nếu nằm trong biên chế suốt đời của một công ty
Nhật Bản ngày nay, quý vị cũng sớm có ngày tỉnh giấc và nhận thấy công
ty của bạn bị người nước ngoài mua lại, và bạn phải làm việc cho người
nước ngoài, vì vậy liệu mà vào một công ty nước ngoài ngay từ bây giờ rồi
tìm cách thích nghi với nó."
Trung Quốc
Trung Quốc cũng sẽ trải qua một quá trình điều chỉnh gian khổ - lý do
không mang tính văn hóa mà là mang đặc tính chính trị. Trung Quốc có
nghị lực nhưng không có phương pháp. Sai lầm lớn nhất của các nhà chiến
lược là ở chỗ họ nghĩ rằng trung Quốc sẽ tự động thẳng tiến về kinh tế và
quân sự đến một mức trong vòng 20 năm, có thể trở thành đối thủ và một
siêu cường tương đương với Hoa Kỳ. Tôi không nghĩ vậy.
Đừng hiểu sai ý tôi. Trong 20 năm, Trung Quốc có thể trở thành một cơ sở
kinh tế và quân sự có khả năng tranh chấp với Hoa Kỳ - nhưng không có
chuyện thẳng tiến ở đây. Trên con đường của Trung Quốc, họ sẽ phải vượt
qua một con lươn giảm tốc rất lớn. Vào tháng giêng năm 2000, khoảng 40
phần trăm của nền kinh tế Trung Quốc là đóng góp của những ngành công